Khả năng điều hoà thân nhiệt

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 86 - 87)

IV. Một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của chim 1 Sự chuyển vận

2. Khả năng điều hoà thân nhiệt

- Chim thuộc nhóm động vật máu nóng, thân nhiệt không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường ngoài. Chim là động vật nội nhiệt-sự trao đổi chất là nguồn nhiệt cơ thể. Thân nhiệt của chim cao, biến đổi từ 40-420C, sự thay đổi nhiẹt đọ ở các loài chim có kích thước nhỏ thường lớn hơn các loài chim có kích thước lớn. Chẳng hạn chim hồng tước có thể thay đổi biên độ nhiệt qua 24 giờ là 80C. Nhiệt độ của cơ thể chim được duy trì khá ổn định là nhờ sự cân bằng giữa

lượng nhiệt được tạo ra do quá trình trao đổi chất với lượng nhiệt toả ra xung quanh. Khi cần toả nhiệt nhanh do cơ thể bị nung nóng thì chim sử dụng sự căng các mạch máu da và tăng nhịp hô hấp. Khi cần giữ nhiệt do trời lạnh, chim xù lông để ngăn không khí tiếp xúc với da và co các mạch máu da. nếu lượng nhiệt thoát ra nhiều do sự chênh lệch nhiệt độ trong cơ thể và môi trường ngoài lớn thì chim cần phải run. Run là sự co cơ mạnh sẽ tạo ra nhiệt, kéo theo nhu cầu thức ăn tăng. Ví dụ ở nhiệt độ môi trường ngoài là 00C thì nhu cầu về thức ăn sẽ gấp 2 lần khi nhiệt độ môi trường ngoài là 370C. Do thân nhiệt của chim khá ổn định và khả năng điều hoà thân nhiệt tốt nên chim có thể phân bố rộng khắp trên hành tinh: từ vùng cực đến vùng xích đạo hay vùng sa mạc, từ biển sâu tới núi cao (khoảng 7.000m ở dãy Hymalaya). Tuy vậy nhiều loài chim vẫn có khả năng thích nghi với khoảng thay đổi nhiệt độ nhất định, do vậy sự phân bố của chim là không đồng đều: Vùng nhiệt đới có nhiều loài chim nhưng số lượng cá thể ít, ngược lại vùng cực có ít loài chim nhưng số lượng cá thể lại rất lớn.

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w