Cơ quan cảm giác

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 73 - 74)

II. Cấu tạo cơ thể và hoạt động sinh lý 1 Hình dạng cơ thể

6.Cơ quan cảm giác

6.1 Cơ quan xúc giác

Cơ chế đậu của chân chim(theo Hickman)

Khi chim đậu trên cành, các gân tự động siết chặt, khép các ngón chân quanh cành cây.Gân đậu

So với các lớp động vật có xương sống ở cạn (bò sát, chim và thú) thì cơ quan xúc giác của chim kém phát triển.

6.2 Cơ quan khứu giác

Cơ quan khứu giác ở chim kém phát triển, có lẽ là do chim bay trên không nên thiếu khả năng nhận biết về mùi.

6.3 Cơ quan thị giác

- Chim có mắt rất lớn, cấu tạo gần giống mắt bò sát có lược chứa nhiều mạch máu ở buồng sau của mắt. Chim có thể điều tiết mắt bằng hai cánh: Biến dạng nhân mắt nhờ cơ mí hay tăng giảm khoảng cách nhân mắt với màng võng nhờ cơ võng. Vị trí mắt chim ở cao hai bên đầu nên trông rộng ra xung quanh (khoảng 3/4 vòng tròn).

- Chim ăn đêm có mắt cấu tạo khác với mắt của chim ăn ngày: Chim ăn đêm cấu tạo màng võng nhiều tế bào hình que, ít tế bào hình nón còn chim ăn ngày thì ngược lại

6.4 Cơ quan thính giác

7. Hệ tiêu hoá

7.1 Khoang miệng hầu

Chim có khoang miệng hẹp, không có răng, thay thế là mỏ. Mỏ gồm 3 mảnh sừng ghép lại, thay đổi theo chế độ thức ăn. Mỏ dài cong để hút mật hoa như của chim Bã trầu, mỏ quặp để ăn thịt, mỏ có thêm răng như ở chim cắt, chim ưng, mỏ vịt có dẹp, có bờ răng cưa để lọc thức ăn. Lưỡi chim có hình dạng và cấu tạo tùy thuộc vào chế độ ăn. Tuyến nước bọt phát triển ở các loài chim ăn hạt. Hầu ngắn thông với ống eustachi và khe họng (thanh quản) hẹp.

7.2 Thực quản

Thực quản của chim dài, phần sau phình rộng thành diều để chứa và làm mềm thức ăn. Đặc biệt diều bồ câu trong thời kỳ sinh sản có tiết ra một chất màu trắng đục, gọi là “sữa bồ câu” để nuôi con.

7.3 Dạ dày

- Chim có dạ dày đặc biệt phát triển, phần trước mỏng được gọi là dạ dày tuyến, có nhiều tuyến tiêu hoá, phần sau dày hơn, có lót màng sừng, nhiều cơ khoẻ được gọi là mề,có tác dụng nghiền thức ăn rất tốt.

- Chim có đầy đủ tai trong, tai giữa và tai ngoài đặc trưng. Tai ngoài gồm ống tai ngoài khá sâu, bên ngoài nổi lên và phủ lông. Tai chim có thể nghe được tần số âm thanh gần với tai người nhưng lại vượt xa người về khả năng phân biệt cường độ âm thanh. Một số chim có thêm vành tai ngoài

7.4 Ruột

Chim có ruột ngắn để làm nhẹ khối lượng cơ thể. Ruột non có nhiều khúc. Ruột già không phân nhánh hình thành trực tràng chứa phân nên chim thải phân liên tục để làm nhẹ cơ thể. Manh tràng chứa nhiều vi khuẩn tiết men tiêu hoá cellulose. Trong huyệt của chim non có túi fabricius sản sinh bạch huyết.

7.5 Tuyến tiêu hoá

- Gan chim rất lớn có 2 thùy, có túi mật (một số chim như bồ cầu không có túi mật). Gan có vai trò tích lũy chất mỡ, đường rất quan trọng cho hoạt động bay của chim.

- Tuyến tụy của chim nằm ngay khúc cong của tá tràng, có vai trò nội tiết và ngoại tiết. Trong tuỵ có nhiều đảo Langerhans có vai trò tiết hormon insulin và glucagon.

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 73 - 74)