Tuyến tiêu hoá

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 41 - 42)

II. Đặc điểm cấu tạo cơ thể 1 Vỏ da

6.5 Tuyến tiêu hoá

- Gan lớn, không phân thuỳ và dài (ở bò sát dạng rắn), hay phân thuỳ ở các loài khác. Túi mật lớn.

- Tuỵ hình lá, dày nằm ngay ở khúc ruột tá. Lá lách là một thể màu đỏ nằm sau dạ dày .

- Sự tiêu hóa thức ăn của bò sát và đặc biệt là rắn rất mạnh. Rắn có thể tiêu hóa hết xương động vật, chỉ còn lại như lông chim, lông thú và móng sừng các phần này sẽ được bài tiết theo phân ra ngoài. Tốc độ tiêu hóa rắn phụ thuộc vào con mồi lớn hay nhỏ và tuỳ thuộc nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ thích hợp sẽ làm gia tăng hoạt tính các dịch tiêu hóa. Nhiệt độ gia tăng sẽ làm tốc độ tiêu hóa mau còn ngược lại khi nhiệt độ giảm xuống thì tốc độ này sẽ chậm. Nhiệt độ này cao hơn lưỡng cư vì thế trăn, rắn khi nuốt được con mồi lớn thường phải phơi nắng để sự tiêu hóa tiến hành bình thường. Một con trăn (dài 4,2m trong 24 giờ nuốt 4 con dê, mỗi con từ 5,5-8,5 kg) tiêu hóa hết các con mồi lớn trên cần từ 8-10 ngày ở mùa nóng và 1 tháng

vào mùa lạnh.Ở rắn lục, để theo dõi khả năng tiêu hóa thức ăn thì người ta cho rắn ăn mỗi tuần 2 lần với lượng thức ăn như nhau và quan sát sự thải phân của rắn. Vào mùa hè chỉ sau 3-4 ngày thì rắn đã thải phân còn mùa đông rắn thải phân sau 1 tuần.

- Nhu cầu nước uống: Nói chung các loài bò sát đều cần uống nước để bù đắp lại lượng nước của cơ thể đã bị mất đi do quá trình tiêu hóa thải ra ngoài, do sự bốc hơi nước qua da và do quá trình hô hấp. Trăn nặng 25 kg ở nhiệt độ 250C, sống trong không khí khô, mỗi ngày mất một lượng nước 0,1-0,3% trọng lượng cơ thể. Nhu cầu về nước của chúng thay đổi tuỳ theo môi trường khô hoặc ẩm. Thằn lằn và rắn uống nước bằng cách liếm các giọt sương. Rắn thích uống nước và tắm, nhất là khi hạn hán, mưa ít rắn thường đến ao, mương để uống nước và tắm làm cho lớp vảy ngoài mềm ra để giúp tiến hành lột xác bình thường. Các loài bò sát sống ở sa mạc hình như không cần uống nước, có lẽ lượng nước trong thức ăn đủ đáp ứng nhu cầu nước của chúng. Một số rùa cạn như rùa Gopherus ăn thực vật, trong bàng quang có tích trữ nước nên nhu cầu nước từ bên ngoài không đáng kể. Một số loài thằn lằn sống ở vùng khô như thằn lằn độc (loài thằn lằn duy nhất có nọc độc làm chết người ở châu Mỹ) các loài tắc kè và thằn lằn bóng đều có gốc đuôi nở to, bên trong tích trữ mỡ. Khi cần nước những loài này sẽ huy động mỡ vào việc giải phóng nước để cung cấp những cho cơ thể. Trong trứng các loài bò sát (rùa, cá sấu) đều có lòng đỏ và lòng trắng chứa mỡ đó là kho dự trữ nước cho phôi những loài này.

7. Hô hấp

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 41 - 42)