Mối quan hệ phát sinh của cá xương 1 Giả thuyết về nguồn gốc

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 32 - 34)

1. Giả thuyết về nguồn gốc

- Cá xương phát sinh gần cung thời với cá sụn (nửa trước của kỷ Đêvon), cá xương và cá sụn hình thành không phụ thuộc vào nhau.

- Cá xương phát sinh từ cá Gai cổ (Acanthodii) trong lớp cá móng treo.

- Cá Gai cổ có vảy có đặc điểm có vị trí trung gian giữa vảy tấm của cá sụn và vảy láng xương của cá xương. Tuy nhiên chúng lại có các đặc điểm tiến bộ hơn vì có nhiều xương bì phủ hộp sọ, xương nắp mang...

2. Sự phát triển tiến hoá

- Nhánh thứ nhất hình thành từ cá Vây tia cổ (Paleopterygii), chúng là nguồn gốc của toàn bộ cá vây tia hiện đại. Nhóm này phân bố rộng rãi trên hành tinh vào đại Cổ sinh. Trong số đó cổ nhất là nhóm Palaeoniscoidei. Đến cuối kỷ Tam điệp, nhóm Palaeoniscoideituyệt chủng, lai được thay thế bằng cá láng xương (Holostei) mà di tích sót lại vào đầu kỷ Bạch phấn.

+ Cá Láng sụn (Chondrostei) có đặc điểm rất gần với cá vây tia cổ và có thể coi chúng bắng nguồn từ nhóm cá này.

+ Cá Láng xương (Holostei) xuất hiện ở kỷ Tam điệp, thống trị suốt đại Trung sinh. Bắt đầu suy giảm ở kỷ Bạch phấn, chỉ còn lại cá Caiman và Amia.

+ Cá xương (Teleostei) được tách khỏi cá Láng xương cổ vào đầu kỷ Jura, sau đó phát triển mạnh mẽ trên toàn trái đất

- Nhánh thứ 2 là nhóm cá có mũi khoan (lỗ mũi trong) phát triển thành cá vây tay và cá phổi. đặc điểm là có bóng hơi ở mặt bụng cấu tạo giống phổi để thở.

+ Cá Vây tay (Crossopterygii) hình thành từ kỷ Silua đến kỷ Đêvon thì phân hoá. Do rất gần với cá phổi nên nhóm này cũng có thể là nguồn gốc của Lưỡng cư. Cá vây tay rất phong phú ở kỷ Đêvon, suy giảm ở đại Trung sinh chỉ còn sống đến nay một vài loài (cá latime). + Cá Phổi (Dipneusti) phát sinh từ kỷ Silua, có cấu tạo rất

gần với cá vây tay cổ.phát triển và duy trì đến kỷ Tam điệp sau đó tuyệt chủng, chỉ còn lại 3 loài hiện sống.

+ Cá Nhiều vây (Polypteri) cho đến nay vẫn chưa tìm được hoá thạch nên chưa xác định được nguồn gốc. có thể chúng bắt nguồn từ một dạng cá vây tay cổ nào đó.

Chương 19.Lớp Bò sát (Reptilia) I. Đặc điểm chung

- Đa dạng về hình dạng cơ thể:

1) Dạng điển hình của bò sát thấy ở thằn lằn và cá sấu với phần đầu và phần cổ rõ ràng, bốn chi dài khoẻ, nằm ngang nâng được thân khỏi mặt đất và đuôi dài. Một số loài thằn lằn chuyên hoá với đời sống trên cây có thêm màng da ở bên thân giúp việc nhảy chuyền từ cành cây này sang cành cây khác (tắc kè bay). Một số thằn lằn sống chui luồng trong khe, hốc đất có chi tiêu giảm (liu điu)…

2) Rắn là nhóm thằn lằn chuyên hóa đặc biệt với đời sống trườn trên đất có thân dài, thiếu chi.

3) Nhóm rùa có dạng biến đổi hơn cả vì cơ thể được bảo vệ trong bộ giáp xương. Cổ dài nhưng thân và đuôi tương đối ngắn. Một số loài rùa ở nước (vích, đồi mồi) có chi trước biến thành bơi chèo, khác xa dạng chi năm ngón điển hình.

- Bao phủ cơ thể là các vảy sừng (phát sinh từ lớp biểu bì) hay các tấm xương bì, ít tuyến da. Nhờ vậy thân nhiệt của bò sát ít phụ thuộc vào môi trường ngoài.

- Bộ xương hoá cốt hoàn toàn. Cột sống gồm 5 phần là cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi. Sọ có một lồi cầu, hình thành hố thái dương làm nơi ẩn cho cơ nhai.

- Có sườn chính thức. Chi 5 ngón khoẻ hay một số loài chi thoái hoá.

- Hệ thần kinh trung ương phát triển: Não trước và tiểu não lớn, co vòm não mới (neopallium) ở vòm bán cầu não. Có 12 đôi dây thần kinh não.

- Cơ quan cảm giác hoàn chỉnh hơn lưỡng cư. Mắt có 2 mí trên và dưới, có màng nháy bảo vệ mắt. Tai trong phát triển, âm thanh được truyền vào nhờ xương hàm dưới. Cơ quan Jacopson phát triển.

- Cơ quan hô hấp hoàn toàn bằng phổi. Mang chỉ có ở giai đoạn phôi. Đường hô hấp tách biệt với đường tiêu hoá. Lỗ mũi trong lùi vào sau miệng do hình thành khẩu cái thứ sinh.

- Cơ quan tuần hoàn: Tim có 3 ngăn (trừ cá sấu có 4 ngăn), đã có vách ngăn tâm thất nhưng chưa hoàn chỉnh. Riêng cá sấu có vách ngăn hoàn chỉnh nên máu không pha trộn. Do còn có 2 cung chủ động mạch hợp thành động mạch chủ lưng nên máu đi nuôi nửa sau cơ thể vẫn là máu pha.

- Cơ quan bài tiết là hậu thận. Nước tiểu dưới dạng bột nhão chứa axit uric, ít urê và amoniac.

- Bò sát là động vật biến nhiệt.

- Phân tính. Con đực có cơ quan giao cấu. Thụ tinh trong. Trứng lớn có vỏ dai và thấm đá vôi. Trong giai đoạn phát triển có sự hình thành các màng phôi, đặc biệt hình thành túi niệu (allantois) và túi ối (amnios).

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 32 - 34)