Các loài thằn lằn thường gặp

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 63 - 65)

VI. Các loài bò sát thường gặp ở Việt Nam

1. Các loài thằn lằn thường gặp

1.1 Tắc kè ( Gecko gecko)

- Toàn thân có màu xám chì xen lẫn những đám màu đỏ cam hoặc đỏ gạch. - Mặt bụng màu xám nhạt hơn. Những đốm cam ở vùng trán có thể kèo dài

thành những vết dọc. Ở đuôi có 6-9 khoang xám xen kẻ với 6-9 khoang trắng hoặc vàng nhạt.

- Đầu to, rộng hình ba cạnh. Đầu phủ các vảy và có những nốt sần màu đỏ cam và xám. Tai có dạng hình khe dài, màng nhĩ sâu. Mắt to tròn, con ngươi thẳng đứng. Lưỡi ngắn rộng đầu tù.

- Thân có những vảy tròn và đa giác xếp cạnh nhau. Các nốt sần lớn tạo thành những hàng chạy dọc từ cổ đến đuôi. Bụng phủ các vảy tròn, thoi, lục giác

xếp chồng lên nhau. Tứ chi ngắn có các ngón nở rộng ở đầu, mặt dưới có từ 20-22 phiến nhỏ có tác dụng như giác bám. Ðuôi ở mặt trên 6-8 hàng vảy nhỏ, mặt dưới có 3 hàng. Ở Việt Nam,tắc kè khá phổ biến. Chúng sống trong hốc đá, hốc cây, kẻ tường, mái nhà. Mỗi hang thường có hai con trở lên, cả con đực và cái sống chung.

- Tắc kè đi kiếm ăn từ hoàng hôn đến gần sáng mới quay về tổ. Ban ngày ẩn trong hang hốc. Thức ăn gồm côn trùng (châu chấu, dế, dán ...) thằn lằn. - Tắc kè phát ra tiếng kêu to vào lúc khuya, hoặc lúc chiều tối tạo thành một

chuổi âm thanh: tắc kè, tắc kè... lập đi lập lại nhiều lần.

- Tắc kè đẻ trứng từ tháng 5-tháng 8. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa 2 trứng. Trứng có vỏ vôi màu trắng.

- Tắc kè là một động vật quý hiếm, cung cấp dược liệu cho y học và xuất khẩu. Rượu tắc kè là loại thuốc bổ tăng lực, chữa bệnh suy nhược thần kinh, ho suyển... Ngoài ra, tắc kè có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các côn trùng có hại mùa màng. Số lượng tắc kè trong tự nhiên đã giảm đi nhiều, do đó nó cần được bảo vệ cấm săn bắt bừa bãi, và tổ chức nuôi.

1.2 Thằn lằn hay Thạch sùng (Hemydactylus frenatus)

- Cơ thể có màu xám, xen với những vệt màu sậm hoặc cơ thể màu xám đen lẫn những vệt sáng màu hơi vàng. Bụng màu trắng hoặc màu nhạt, không có nếp da dọc hai bên hông.

- Đầu hơi rộng do phía sau mỗi mắt là một gờ hơi nhô ra. Đầu có những vảy hình hạt rất nhỏ xếp cạnh nhau. Mặt đưới đầu là những vảy đa giác gần tròn. Mắt to, tròn. Con ngươi hơi lồi.

- Vảy thân, đuôi và tứ chi lớn hơn, hoà lẫn với những nốt sần hình nón. Tứ chi ngắn, giữa các ngón không màng nối, các ngón nở rộng có vuốt dài và quặp xuống. Mặt dưới có các phiến (5-8 phiến). Ðuôi tròn, thon nhỏ ở chót đuôi. Gốc đuôi con đực to hơn so với con cái.

- Thạch sùng phổ biến ở nước ta, thường sống trong nhà. Ban ngày lẫn trốn trong hốc kẹt, đêm đến chúng hoạt động kiếm ăn tập trung theo ánh sáng đèn. Thức ăn của thạch sùng là dế, dán, mối, cào cào, châu chấu, bướm đêm, thiêu thân... thường chúng kiếm ăn vào ban đêm.

- Thạch sùng có khả năng thay đổi màu sắc phù hợp với môi trường sống. - Ðẻ trứng vào mùa hè, đẻ nhiều lứa, mỗi lứa từ 1-2 trứng có vỏ vôi ở các hang

hốc, vết nứt. Thạch sùng có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các loài côn trùng có hại.

1.3 Rắn mối hay thằn lằn bóng (Mabuya multifasciata)

- Lưng màu nâu nhạt hoặc nâu sậm, có những sọc đen hẹp chạy dọc cơ thể, các sọc này tiếp giáp các hàng vảy. Mỗi bên hông có hai hàng vảy màu xanh nhạt chạy từ đầu đến đuôi. Ðôi khi bên hông có các đám trắng hoặc đỏ cam. Bụng màu xám trắng hay hơi xanh.

- Toàn cơ thể bao phủ bởi các vảy bóng láng.

- Đầu thon dài, vùng trán thấp, phủ các vảy lớn, đối xứng. Mắt có đuôi dài, tai tròn nhỏ, màng nhĩ sâu. Lưỡi chẻ đôi ở đầu.

- Thân phủ bởi các vảy lục giác xếp chồng lên nhau, vảy có ba gờ. Vảy ở mặt bụng phẳng.

nhọn và sắc.

- Khe huyệt được che kín bằng các tấm vảy. - Ðuôi hình trụ, chót đuôi thon dần.

- Rắn mối rất phổ biến ở nước ta, thường sống ở các bờ bụi, khe đất, hốc cây... - Thức ăn là côn trùng, thân mềm, giun đất, cua... Rắn mối hoạt động ngày, thường sửơi nắng từ 8-10 giờ. Ðây là loài noãn thai sinh, mỗi lứa đẻ từ 4-8 con. Nơi đẻ là trên mặt đất, hoặc những đống rác, bụi cây.

- Ðây là loài có lợi vì tiêu diệt côn trùng gây hại.

1.4 Cắc kè (Calotes versicolor)

- Lưng màu ôliu xen những vằn ngang xám hoặc đen về phía đuôi, tạo thành những khoang sáng tối xen kẻ nhau. Ðôi khi hai bên hông có những sọc màu vàng xanh. Một số cá thể có lưng gần như đen có xen những vằn màu xanh nhạt. Mặt bụng thường có màu trắng, đôi khi màu xám, có một vết sẩm ở giữa bụng. Cắc kè có khả năng thay đổi màu sắc để thích hợp với môi trường.

- Đầu ngắn, gồ ghề, phân biệt rõ với cổ, vùng trán hơi lõm vào. Mặt trên đầu được phủ các vảy màu nâu hoặc đen, hình dạng khác biệt. Mắt dài và hẹp nằm trong hố mắt. Lưỡi dày, đầu lưỡi tròn không chẻ đôi. Lổ tai tròn, màng nhĩ lõm vào.

- Vảy ở thân hình nan quạt; trên vảy có một gờ kèo dài tạo nên một mấu nhọn: Các vảy ở mặt bụng và tứ chi liên kết với nhau tạo thành những đường xiên. Vảy vùng cổ họng có mấu nhọn. Trên đường sống lưng và gáy có mồng lưng do những vảy hình mác xếp sát nhau, tạo thành một hàng gai nhọn, các gai này nhỏ dần về phía đuôi. Vây lưng ở con đực cao hơn so với con cái.

- Tứ chi dài và thon với các ngón khẳng khiu, có vuốt nhọn và sắc. Ngón 2 của chi sau dài nhất.

- Cắc kè phổ biến ở nước ta, sống trong các khu vườn, các bờ bụi, các đám cỏ khô ráo... Chỉ xuống đất khi chạy trốn hoặc chạy từ cây này sang cây khác. Ðây là loài hoạt động ban ngày. Thường sửi nắng lúc 8-10 giờ.

- Thức ăn là côn trùng: châu chấu, cào cào, mối, gián, một số động vật không xương sống khác như cua, ốc. Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 4.

- Con cái đẻ trứng trong các hốc đất tự nhiên, khe đá, hoặc bới đất thành hốc để đẻ. Ðẻ từ 6-10 trứng/lứa

- Trong hoạt động tình dục, có hiện tượng đánh nhau giữa các con đực kèm sự thay đổi màu sắc nhanh chóng.

- Ðây là loài có lợi giúp tiêu diệt côn trùng phá hại mùa màng.

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 63 - 65)