Sự đa dạng của bò sát hiện sống

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 60 - 63)

Bò sát hiện sống còn có 4 bộ là bộ Đầu mỏ, Có vảy, Rùa và Cá sấu với khoảng 6.500 loài.

1. Bộ Thằn lằn Đầu mỏ (Rhynchocephalia)

- Đại diện là Hatteria, hình dạng giống thằn lằn, dài khoảng 75cm, có nhiều đặc điểm nguyên thủy như: Cột sống còn dây sống rõ ràng, đốt sống lõm 2 mặt, sườn bụng có các mảnh xương bì là di tích của giáp bụng của Lưỡng cư giáp đầu. Sọ còn giữ 2 cung thái dương, xương vuông gắn bất động với hộp sọ, răng mọc trên xương lá mía. Thiếu phế quản, không có cơ quan giao cấu... Hatteria sống trong hang, ăn đêm,thức ăn chủ yếu là côn trùng, thân mềm, giun. đẻ 8-12 trứng, thời gian ấp trứng là 12-14 tháng. Hatteria sống trên đảo thuộc New Zealand, số lượng ít, là động vật quý hiếm trên thế giới, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

- Bộ Thằn lằn Đầu mỏ thuộc phân lớp Thằn lằn vảy (Lepidosauria) phát triển rất đa dạng Đại Trung sinh. Bộ này hiện chỉ có một họ duy nhất là họ Đầu mỏ (Sphenodidae), chỉ có 1 giống và 1 loài duy nhất là thằn lằn đầu mỏ hay Hatteria (Sphenodon punctatum). Đây được xem là hoá thạch sống của nhóm bò sát cổ xưa.

2. Bộ Có vảy (Squamata)

2.1 Đặc điểm

Bộ này cũng thuộc phân lớp Thằn lằn vảy, hiện còn rất nhiều loài (khoảng 6.135 loài). Thân phủ vảy sừng hay tấm sừng, một số ít loài còn có vảy xương. Đốt sống lõm trước. Xương vuông khớp động với hộp sọ, sọ chỉ còn 1 cung trên hay thiếu cả 2 cung. Răng mọc trên xương hàm. Khe huyệt nằm ngang. Có cơ quan giao cấu nhưng hay thay đổi. Trứng lớn có màng dai, thiếu lòng trắng (trừ tắc kè và thạch sùng), một số loài đẻ con. Phân bố rộng.

2.2 Phân loại

Chia làm 3 phân bộ:

2.2.1 Phân bộ Thằn lằn (Lacertilia)

Hình dạng rất thay đổi, có 4 chân (một số tiêu giảm). Mí mắt cử động, màng nhĩ phát triển, cơ quan giao cấu chẵn. Có khoàng 3.300 loài thuộc 20 họ. Ở Việt Nam có 94 loài. Một số họ đáng chú ý là:

- Họ Tắc kè hoa (Chamaeleontidae): Chuyên hoá với đời sống trên cây, màu sắc thay đổi nhanh, hai mắt linh hoạt, lưỡi rất dài có thể phóng ra xa để bắt mồi. Có khoảng vài chục loài, phân bố ở châu Phi, Madagasca, Tây ban Nha. Phổ biến nhất là loài Chamaleo vulgaris.

- Họ Tắc kè (Gekkonidae): Thân phủ vảy rất nhỏ, hình các nốt sần, chuyên hoá với đời sống trên cây, ăn đêm. Đại diện có các loài Tắc kè (Gekko gekko) và Thạch sùng (Hemidactylus frematus).

- Họ Nhông (Agamidae) gồm những loài thích nghi chạy nhanh trên mặt đất. Đầu phủ vảy nhỏ, phân bố chủ yếu ở châu Á. Một số giống thường gặp: Ô rô (Calotes), tò te (Physignathus), nhông cát (Leiopis).

- Họ Thằn lằn bóng (Scincidae): Có vảy hình tròn, nhẵn bóng, phân bố rông. Ở Việt Nam có loài Thằn lằn bóng đuôi dài (Mabuya longicauda).

- Họ Thằn lằn chính thức (Lacertidae): Có vảy hình khiên ở đầu và hình chữ nhật ở bụng, phân bố ở châu Âu, Á và Phi. Ở Việt Nam có loài liu điu (Takydromus sp) thân ngắn nhưng đuôi rất dài.

- Họ Kỳ đà (Varanidae): Có kích thước lớn, đuôi dài, lưỡi chẻ đôi, phân bố ở Đông Nam Á, châu Phi và châu Úc. Sống trên mặt đất, bơi lội giỏi, ăn thịt. Đại diện có các loài Kỳ đà komodo (Varanus komodoensis), thân dài 2,6m, nặng 150kg, sống ở Indonesia, kỳ đà hoa (Varanus salvator)...

2.2.2 Phân bộ rắn (Serpentes)

Là nhánh biến đổi thích nghi với vận chuyển bò bằng bụng và nuốt mồi lớn, không có đai, chi và xương mỏ ác như thằn lằn. đốt sống có cấu tạo đồng nhất và có mang sườn. Các xương của bộ hàm đều khớp với nhau bằng dây chằng, lỏng lẻo và rất đàn hồi nên rắn có thể nuốt mồi lớn mà không bị ngạt. Một số loài có răng độc, tuyến độc do tuyến nước bọt biến đổi thành, chất độc tác động đến hệ thần kinh mắt làm mù mắt và đến cơ hoành làm liệt hô hấp, phá vỡ hồng cầu và mạch máu. Giác quan phát triển, riêng khứu giác kém phát triển, rắn tìm mồi nhờ vào cảm giác hoá học. Rắn đẻ trứng có vỏ đá vôi, hình bầu dục, ấp trứng, một số đẻ con.

Trên thế giới có khoảng 2.700 loài rắn, 11 họ. Ở Việt Nam có 172 loài thuộc 9 họ.

Một số họ rắn chính:

- Họ rắn giun (Typhlopidae): Hình dạng giống giun đất, mắt rất nhỏ, vảy thân đồng nhất. Đại diện

+ rắn giun (Typhlops braminus)...

- Họ trăn (Boidae): Kích thước lớn, không có răng độc. Đại diện + trăn đất (Python molurus)..

- Họ rắn nước (Colubridae): Có khoảng 1.000 loài, đời sống thay đổi (sống

trên cây, dưới đất, trong nước. Đại diện + rắn nước (Xenochrophis piscator)

+ rắn sọc dưa (Elaphe radiata) + rắn ráo (Ptyas korros)...

- Họ rắn hổ (Elapidae): Gồm các loài có răng độc lớn trước hàm. Ở Việt Nam + Loài rắn cạp nong (Bungarus fasciatus)

+ rắn hổ mang (Naja naja)

+ rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah)..

- Họ rắn lục (Viperidae): Có răng độc lớn, đầu hình tam giác, hố má phát triển.

+ Ở Việt Nam phổ biến có rắn lục (Trimeresurus)...

- Họ rắn biển (Hydrophiidae): Sống ở biển nhiệt đới, đuôi dẹp hình mái chèo, có răng độc. Đại diện

+ giống đẻn (Lapemis)...

2.2.3 Phân bộ Amphibaenia

Cơ thể dài, đuôi ngắn, không chân, mắt ẩn dưới da, đẻ trứng thai. được chia làm 2 họ là Trogonophidae và Amphibaenidae.

3. Bộ Cá sấu (Crocodylia)

3.1 Đặc điểm3.2 Phân loại 3.2 Phân loại

Có 2 họ và 21 loài. Ở Việt Nam chỉ có 1 họ và 2 loài

- Họ cá sấu (Crocodylidae): phân bố rộng. Ở Việt Nam có 2 loài

+ Cá sấu hoa cà hay cá sấu Đồng Nai (Crocodylus porosus) phân bố từ Vũng Tàu-Cần Giờ đến Kiên Giang Phú Quốc, Côn Đảo

+ cá sấu nước ngọt hay cá sấu Xiêm (C. siamensis) phân bố các sông

Tây Nguyên, Khánh Hoà và Cửu Long, Nam Bộ.

- Họ cá sấu mõm dài (Gavialidae): Chỉ có 1 loài là Gavialis gangeticus phân bố ở Ấn Độ, Myanma.

4. Bộ Rùa (Testudinata)

4.1 Đặc điểm

- Thân ẩn trong giáp xương. Mảng trên là mai gồm nhiều tấm xương bì gắn với đốt sống và xương

- Là nhóm bò sát có kích thước lớn nhất hiện sống, cấu tạo cao và chuyên hoá với đời sống dưới nước. Thân dài tới 6m, đuôi khoẻ, chân ngắn có màng bơi. Thân phủ giáp sừng.

- Răng nhọn hình nón, cắm vào lỗ răng ở hàm. Lưỡi dày bất động, dạ dày phân hoá.

- Tim 4 ngăn, phổi lớn, cấu tạo phức tạp. Khẩu cái thứ sinh phát triển nên chúng vừa ngậm mồi vừa hô hấp.

- Cơ quan giao cấu lẻ, đẻ trứng từ 20-100 trứng có vỏ đá vôi.

- Sống ở các vực nước ngọt hay lợ vùng nhiệt đới. Chỉ bò lên cạn để nghỉ ngơi, đẻ trứng hay chuyển chỗ ở.

- Ăn động vật như cá, chim và thú.

- Mảng dưới là yếm. Sọ thiếu cung thái dương, cột sống phần cổ và đuôi rất linh hoạt.

- Hàm thiếu răng và được phủ mỏ sừng...

- Phổi phức tạp, thở bằng nuốt khí nhờ hoạt động của cơ vai và cơ chân. Các loài sống ở nước có nếp da họng và hậu môn là cơ quan hô hấp phụ.

- Não nhỏ, tiểu não lớn, có tai giữa và tai trong nhưng thu nhận âm thanh kém. - Không có cơ quan phát thanh, khứu giác và thị giác phát triển.

- Có cơ quan giao cấu lẻ, đẻ trứng trên đất, cát, có vỏ đá vôi.

- Lúc mới nở có mai mềm, sau khi mai cứng lại chúng mới bò đi xa.

- Chai làm 2 nhóm sinh thái là nhóm sống trên mặt đất di chuyển chậm ăn thực vật và nhóm sống dưới nước di chuyển nhanh, ăn thịt.

4.2 Phân loại

Là đại diện duy nhất của phân lớp Thằn lằn Sọ đủ (Cotylosauria). Từ kỷ Tam diệp chúng đã chuyên hoá và hầu như không biến đổi cho đến bây giờ. Trên thế giới hiện có 200 loài, chia thành 2 phân bộ. Ở Việt Nam có 28 loài, 6 họ và 1 phân bộ.

- Phân bộ Rùa cổ bên (Pleurodira): Cổ ẩn trong mai, gập về một bên. Có 2 họ, phân bố ở Nam bán cầu. Đại diện có giống Podocnomis phổ biến ở vùng Amazon Nam Mỹ.

- Phân bộ Rùa cổ rụt (Cryptodira): Cổ rụt vào mai, chia làm 3 tổng họ là: + Tổng họ Rùa biển (Chelonioidea): sống ở biển nhiệt đới, xương mai

tiêu giảm nhiều, bới giỏi. Đại diện có các họ:

* Họ Rùa da (Dermochelyidae) là loài rùa lớn nhất hiện nay, có con dài tới 2m và nặng tới 680kg.

* Họ Vích (Chelonidae): Đại diện có vích (Chelonia), đồi mồi

(Eretmochelys imbricata)

+ Tổng họ Rùa nước (Trinychoidea): Chỉ có 1 họ là họ Ba ba, sống ở sông nước ngọt, da mềm, mõm dài, chân có màng da. Họ ba ba (Trionychidae) có ba ba gai (Trionyx steindachneri), ba ba trơn (Pelodiscus sinensis)...

+ Tổng họ Rùa cạn (Testudinoidea) có các họ:

* Họ Rùa đầu to (Platysternidae) chỉ có 1 loài rùa đầu to (Platysternum megacephalum).

* Họ Rùa đầm (Emydidae): Gồm các loài có 1 phần đời sống dưới nước, chân có màng da. Đại diện có giống rùa hộp (Cuora), loài

rùa bốn mắt (Sacalia quadrriocellata), rùa sa nhân (Pyxidea mouhoti)...

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w