Sinh học và sinh thái học 1 Môi trường sống

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 31 - 32)

1. Môi trường sống

Môi trường nước có nhiều thuận lợi cho sự sống của cá như cung cấp thức ăn, ôxy, các chất hoàn tan, giúp cho cá vận động dễ dàng trong nước. Các yếu tố của môi trường nước ảnh hưởng đến đời sống của cá như sau:

- Nhiệt độ: Cá có thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ của nước. Sự thay đổi nhiệt độ làm cho sự phân bố của cá thay đổi, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột thì cá sẽ chết hàng loạt. Trong giới hạn nhiệt độ cho phép, cá phát triển tốt. Tuỳ theo giới hạn nhiệt độ mà có thể chia thành các nhóm

+ Nhóm cá hẹp nhiệt là các loài cá chỉ chịu được sự thay đổi nhiệt độ với biên độ nhỏ. Đây là nhóm cá sống ở nhiệt đới, đáy sâu và vùng cực. + Nhóm cá rộng nhiệt là các loài cá chịu được sự thay đổi lớn về nhiệt

độ. Đây là nhóm cá sống ở vùng ôn đới, gần bờ biển bắc cực.

- Ôxy hoà tan: Ở các thuỷ vực nước lục địa thì hàm lượng ôxy rất thay đổi, do vây cá nước ngọt có sự thích nghi khác nhau (từ 0,5-11cm3/l). Các loài cần nhiều ôxy thì phân bố ở vùng nước chảy mạnh (cá hồi), còn các loài chịu được nồng độ ôxy thấp thì sống nơi tĩnh lặng (chép, diếc, rô...). Nhiều khi do hàm lượng ôxy giảm đột ngột đã làm cho cá chết hàng loạt.

- Nồng độ muối: Muối làm thay đổi tỉ trọng của nước và áp suất thẩm thấu. Do đó nhiều loài cá chỉ phân bố ở những vùng có nồng độ muối nhất định. Một nguyên nhân làm cho cá di cư từ sống ra biển hay ngược lại. Trong nước ngọt, nồng độ muối không đáng kể, do đó nước bên ngoài sẽ xâm nhập vào cơ thể cá bằng thẩm thấu và muối đi ra khỏi cơ thể cá bằng khuyếch tán. Cá nước ngọt có khả năng điều hoà thẩm thấu: Nước được thải ra ngoài qua nước tiểu loãng hay cá hấp thụ muối qua biểu mô mang và thức ăn. Cá biển thải muối MgSO4 thừa bằng cách tiết qua tế bào tiết muối đặc biệt của mang hay thải các ion thừa cùng với phân và nước tiểu.

2. Phân chia thành các nhóm sinh thái

2.1 Nồng độ muối và sự thích nghi

Dựa vào nồng độ muối và sự thích nghi của cá, có thể phân chia cá thành các nhóm sinh thái cơ bản sau: Cá biển, cá di cư, cá nước lợ và cá nước ngọt.

- Cá biển sống ở biển. Cá di cư vừa sống ở sông vừa sống ở biển. Nhiều loài cá sống ở sông, đến mùa sinh sản di cư ra biển đẻ trứng như cá chình. Ngược lại có các loài sống ở biển, di cư vào sông đẻ trứng như cá cháy, cá mòi... - Cá nước lợ sống ở vùng cửa sông và đầm phá, nơi có nồng độ nuối khá cao.

Cá nước ngọt thường xuyên sống ở nước ngọt.

2.2 Nơi ở và sự phân bố

Dựa vào nơi ở của cá, có thể phân chia thành: - Cá ăn nổi

- Cá ăn đáy ở thuỷ vực sâu

- Cá san hô sống ở các vùng biển có san hô.

3. Thức ăn

3.1 Cá ăn động vật lớn hay cá dữ

- Ở nước ngọt có cá chiên, cá nheo, cá quả. - Ở biển có cá mập, cá nhám, cá ngừ...

3.2 Cá ăn động vật nhỏ hay cá hiền

- Ở nước ngọt có cá chép, trắm đen, cháy. - Ở biển có cá hồng, cá mối...

3.3 Cá ăn sinh vật nổi như giáp xác nhỏ.

- Ở biển có cá trích, cá mòi... - Ở nước ngọt có cá mè...

3.4 Cá ăn thực vật

Có trắm cỏ, cá chát, cá bống...

4. Sự sinh sản và sinh trưởng

- Hầu hết phân tính, dị hình chủng tính. Có tập tính bảo vệ trứng, khoe mẽ, áo cưới... Số lượng trứng thay đổi: Cá trôi đẻ khoảng 700 nghìn trứng, cá trích khoảng 1 triệu trứng...

- Sinh trưởng phụ thuộc vào thức ăn, cá lớn suốt đời. Tuổi thọ nhìn chung là ngắn. Cá tầm có thể sống tới 120 năm.

5. Màu sắc và tự vệ

- Nhìn chung nền bụng màu bạc, lưng màu xám. Có thể biến đổi theo màu sắc môi trường.

- Một số có cơ quan tự vệ như cá đuối điện (dòng điện tới 500V), gai độc...

6. Sự di cư

- Có thể di cư thụ động theo dòng chảy.

- Di cư chủ động do nhiều nguyên nhân: thức ăn, tránh rét, di cư để đẻ trứng.

Ví dụ cá cháo lớn (họ cá Trích) ngược dòng Mê Công tới hồ Tông lê sáp Căm phu chia đẻ trứng. Cá mòi, cá cháy ngược sông hồng vào sâu tới 400km để đẻ trứng. cá hồi có thể di cư đến 3000km, cá chình di cư xa tới 1000km để đẻ trứng.

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 31 - 32)