Vỏ da và sản phẩm của vỏ da

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 71 - 73)

II. Cấu tạo cơ thể và hoạt động sinh lý 1 Hình dạng cơ thể

2.Vỏ da và sản phẩm của vỏ da

2.1 Cấu tạo của da

Da mỏng, lớp biểu bì (epidermis) mỏng, phân hoá thành 2 tầng: tầng ngoài dày hoá sừng tầng trong mỏng làm thành bao lông của lông vũ. Về sau tầng sừng ở phía ngoài tạo thành các gờ song song. Gờ giữa phát triển thành thân lông của lông bao, còn các gờ khác hình thành râu lông. Khi bao lông vỡ ra, râu lông trải phẳng thành phiến lông.

Lớp bì (dermis) có cấu tạo là tổ chức liên kết, có cơ vân, cơ trơn, lớp mỡ, nhiều khe nhỏ chứa khí, túi khí.

2.2 Sản phẩm của da

- Tuyến của da tiêu giảm nhiều, chỉ có tuyến phao câu tiết chất nhờn để bôi trơn lông chim làm cho lông không thấm nước. Ngoài ra chất này còn cung cấp vitamin D (chất ergosterol của tuyến phao câu, dưới mặt trời sẽ biến đổi thành vitamin D).

- Sản phẩm sừng của da chim chủ yếu là bộ lông vũ, rất nhẹ, bền, có lực đàn hồi lớn, rất quan trọng đối với đời sống của chim, được sinh ra từ biểu bì. Có 3 loại lông chính là lông bao phủ mặt ngoài thân chim, lông nệm lót phía trong lông bao, có thể thay thế lông bao và lông đặc biệt như lông cứng ở mỏ, mắt. Cấu tạo một lông bao điển hình gồm có 2 phần: Phần to rỗng là gốc (calamus) cắm vào da không có phiến lông và phần đặc, thuôn nhỏ là thân lông (rachis) có 2 phiến lông ngoài và trong. Gốc lông có 2 lỗ nhỏ là lỗ lông trên và lỗ lông dưới. Bên trong gốc lông có một sợi hình chuông màu trắng là bấc lông. Đó là di tích mạch máu nuôi lông khi lông đang phát triển. Hai bên thân lông có các sợi lông (rami) mảnh, xếp sít vào nhau thành 2 phiến lông (vexillum), phân thành các lông thứ cấp. Các lông thứ cấp móc vào nhau thành tấm vững chắc

- Màu sắc của lông vũ ở chim phụ thuộc vào 2 loại sắc tố là sắc tố đen (melanin - có màu đen, nâu, xám...) và sắc tố tan trong mỡ (lipocrom-màu đỏ, vàng, lục). Sự pha trộn 2 loại sắc tố này và cấu trúc vi mô của lông vũ tạo nên màu sắc rất sặc sỡ của bộ lông ở nhiều loài chim.

- Mỏ chim: Bao sừng của xương hàm tạo thành mỏ, luôn được đổi mới nhờ tầng manpighi của biểu bì.

- Vảy, móng cựa ở cổ chân, bàn chân và ngón chân.

3. Bộ xương

Đặc điểm nổi bật của bộ xương chim là tất cả các xương đều có cấu tạo chắc, nhẹ và xốp, nhằm thích nghi với sự vận chuyển (bay hay bơi) của chim

3.1 Xương sọ

Các xương sọ của chim gắn với nhau thành mảng, không còn ranh giới giữa các xương. Sọ của chim có biến đổi cơ bản như sọ nhẹ, hộp sọ lớn, lỗ chẩm ở đáy sọ

Thay thế răng bằng mỏ sừng để làm nhẹ phần đầu khi bay. Hàm dưới là một xương phức hợp gồm một số xương quay quanh 2 xương nhỏ có thể di chuyển được, giúp cho miệng chim mở rộng. Hàm trên gồm xương trước hàm và xương hàm trên, thường gắn với xương trên trán.

Một số loài chim như vẹt, hàm trên khớp động với sọ, giúp cho mỏ chim rất linh hoạt khi lấy thức ăn và tạo ra cho nhiều loài chim ăn côn trùng có thể bắt được mồi khi bay.

3.2 Cột sống

- Có một số biến đổi nhằm thích nghi với sự bay. Chia làm 4 phần là cổ, ngực, chậu và đuôi. Đốt sống có kiểu lõm khác (heteroxen), đặc trưng cho chim. - Đốt sống cổ rất linh hoạt có khoảng 13-14 đốt. Phần ngực có 7 đốt, gắn chặt

với nhau và gắn chặt với phần chậu. Tất cả các đốt sống ngực đều mang xương sườn, gồm có 2 đoạn là đoạn lưng và đoạn bụng khớp với nhau. Nhờ khớp này mà lồng ngực có thể phồng lên hay xẹp xuống, có tác dụng tốt cho sự hô hấp.

- Xương mỏ ác có gờ lưỡi hái rất lớn là nơi bám của cơ ngực đập cánh.

- Phần chậu gồm 13-14 đốt, gắn liền với nhau gồm các đốt sống thắt lưng, một số đốt đuôi với đai hông thành bộ xương chậu tổng hợp, làm chỗ dựa vững chắc cho các chi sau. Các đốt sống đuôi cuối cùng gắn liền với nhau thành xương phao câu.

3.3 Xương chi3.3.1 Đai vai 3.3.1 Đai vai

- Gồm có 3 xương có hình dạng và vị trí thích hợp với sự bay và làm cho chim đập cánh dễ dàng.

- Xương bả có dạng lưỡi kiếm, nằm phía trên phần gốc xương sườn, song song với cột sống và gắn với xương quạ làm cho đai vai được cố định.

- Xương quạ to khoẻ, thẳng đứng là chỗ tựa vững chắc cho xương cánh.

- Xương đòn có một đầu gắn với xương quạ, đầu kia gắn với nhau làm thành chạc.

- Xương xốp, nhẹ nhưng rất chắc, giúp cho chim bay thuận lợi

3.3.2 Xương chi trước

- Có những biến đổi quan trọng so với chi 5 ngón điển hình của động vật - Có xương sống, cấu tạo nên cánh chim.

- Tất cả xương của chi trước chỉ ăn khớp theo mặt phẳng để dương cánh hay cụp cánh thuận lợi và vững chắc.

3.3.3 Đai hông

- Có cấu tạo thích hợp với việc đẻ trứng lớn có vỏ cứng, xương đai hông không khớp với nhau và phần bụng mở rộng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xương hông lớn gắn phần chậu với cột sống, xương ngồi gắn với xương hông, xương háng mảnh, dài nằm mép ngoài xương hông.

3.3.4 Xương chi sau

Xương chi sau ít biến đổi hơn xương chi trước, gồm 3 phần là xương đùi, xương ống chân (gồm chày lớn và xương mác nhỏ) và xương bàn chân và các ngón chân

Đáng chú ý là xương đùi nằm sâu vào hai bên hông chim. Xương ống gồm xương chày lớn, xương mác tiêu giảm thành các xương nhỏ. Xương bàn chân chỉ còn lại một xương lớn, tạo thành "giò" chim.

Đa số chim có 3 ngón hướng về phía trước, 1 hướng về phía sau. Một số chim trèo có 2 ngón hướng về phía trước, 2 ngón hướng về sau, một số ít loài có 2 ngón

4. Hệ cơ

vai và hông, tiêu giảm ở phần lưng.

- Các cơ vận động cánh tương đối lớn, trong đó cơ ngực (cơ hạ cánh) phát triển mạnh ở các loài chim bay giỏi (có thể chiếm tới 1/5 khối lượng cơ thể ở các loài chim di cư).

- Cơ trên sườn nâng cánh nằm phía dưới cơ ngực, liên hệ với mặt trên của xương cánh bằng các gân. Cả cơ nâng và hạ cánh đều bám vào gờ lưỡi hái. - Cơ cổ phân hoá phức tạp làm cho cử động của đầu rất linh hoạt.

- Hệ cơ bám da cũng rất phát triển để giúp chim xù lông được dễ dàng. - Cơ đùi và cơ ống chân ở các loài chim chạy rất phát triển.

- Bàn chân không có cơ, khi chim đậu trên cành là do các gân tự động siết chặt khép quặp các ngón chân quanh cành cây, giúp cho chim đậu lâu trên cành bám được chắc và không mỏi

Một phần của tài liệu Bài soạn Giáo trình ĐVCXS (Trang 71 - 73)