Thực tiễn liên kết đào tạo ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý các lớp liên kết đào tạo ngoài trường của trường cao đẳng tài chính quản trị kinh doanh (Trang 44 - 50)

2. Tổng Quan nghiên cứu

2.2.2. Thực tiễn liên kết đào tạo ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm

Liên kết đào tạo (LKĐT) là một mô hình giáo dục nhằm tạo cơ hội học tập cho toàn x4 hội. Nhờ cách làm này, nhiều ng−ời ở vùng sâu, vùng xa; nhiều ng−ời bận làm việc, không có thời gian cũng có cơ hội học tập, nâng cao dân trí và thực hiện đúng tinh thần đa dạng hoá mô hình đào tạo, x4 hội hoá giáo dục mà các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đ4 đề ra.

LKĐT không phải là một hình thức mới trong ngành giáo dục và nó ngày càng phát triển do nhu cầu học tập của các cá nhân, đòi hỏi của thị tr−ờng lao động, của x4 hội ngày càng cao. Không chỉ LKĐT ở các ngành nghề hấp dẫn nh− tài chính, kế toán, ngoại ngữ..., loại hình LKĐT còn mở rộng cho khối kỹ thuật, thậm chí phát triển nhanh ở cả lĩnh vực nghề. Theo thống kê, số l−ợng các ch−ơng trình liên kết và cơ sở liên kết ngày càng gia tăng. Nhiều tr−ờng Đại học có từ 20 cơ sở trở lên. Chỉ tính riêng khoa Đại học Tại chức Tr−ờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có 37 cơ sở LKĐT ở khắp các nơi từ Quảng Bình đến Cà Mau. Trong khí đó, Tr−ờng Đại học Công nghiệp TP. HCM cũng đ4 v−ơn dài tay mở các lớp LKĐT ở tận vùng Tây Bắc. Nhiều tr−ờng Đại học, Cao đẳng công lập Hà Nội, H−ng Yên cũng th−ờng xuyên mở các ch−ơng trình LKĐT ở phía Nam, tại các trung tâm giáo dục từ xa, các tr−ờng cộng đồng, các trung tâm h−ớng nghiệp, trung tâm dạy nghề. Không chỉ có các Tr−ờng Đại học lớn, các tr−ờng Đại học ngoài công

lập và hàng loạt tr−ờng Cao đẳng cũng tìm cách mở rộng loại hình LKĐT về vùng sâu, vùng xa.

Cuối năm 2009 cả n−ớc hiện có trên 360 tr−ờng ĐH, CĐ nh−ng số tr−ờng đ−ợc Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức có quyết định cho phép LKĐT với các tr−ờng đối tác n−ớc ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn. Tính đến tháng 8/2009 các tr−ờng ĐH, CĐ đ−ợc Bộ phê duyệt ch−ơng trình LKĐT với n−ớc ngoài là 34 tr−ờng. Có 34 ch−ơng trình liên kết với các n−ớc: Hoa Kỳ, V−ơng quốc Bỉ, Singapore, Trung Quốc, V−ơng quốc Anh, Cộng hoà Pháp, Canada, Australia...Trong đó, các ch−ơng trình liên kết ra đời trong năm 2008 là 18, số còn lại đ−ợc Bộ phê duyệt tính đến tháng 8/2009.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào đầu tháng 7- 2010, cả n−ớc có 112 ch−ơng trình LKĐT với n−ớc ngoài đ4 đ−ợc bộ cho phép thực hịên tại 40 cơ sở đào tạo trong cả n−ớc. Số l−ợng này ch−a tính các ch−ơng trình liên kết đang đ−ợc thực hiện tại hai Đại học quốc gia và ba Đại học vùng đ4 đ−ợc Bộ giáo dục và đào tạo phân cấp tự chịu trách nhiệm về việc phê duyệt hồ sơ xin cấp phép LKĐT của tất cả các tr−ờng thành viên

Theo báo cáo của Bộ giáo dục và Đào tạo các hoạt động LKĐT đ4 góp phần đào tạo gần 3.200 cử nhân ĐH, 1.700 thạc sĩ và 27 nhân lực trình độ tiến sĩ. Đây là hiệu quả thu đ−ợc từ các cuộc phỏng vấn ở 20 tr−ờng ĐH/ 100 tr−ờng đ−ợc chọn khảo sát tính đến tháng 5/2008. Đồng thời, thông qua các ch−ơng trình LKĐT đ4 có gần 1.300 giảng viên của các tr−ờng ĐH (chiếm tỷ lệ 2,43%/ tổng số 53.364 giảng viên) đ−ợc đến các tr−ờng ĐH đối tác n−ớc ngoài trao đổi kinh nghiệm, đổi mới công tác quản lý, ph−ơng pháp dạy-học và ph−ơng pháp kiểm tra đánh giá học tập. Cùng với đó, cơ sở vật chất của các tr−ờng cũng đ−ợc cải thiện thông qua các hoạt động hợp tác do tài trợ từ các tr−ờng đối tác. Và điều đ−ợc nhìn thấy là thông qua hình thức LKĐT đại học xuyên biên giới thời gian qua đ4 giúp Việt Nam đào tạo đ−ợc nguồn nhân lực

đáp ứng đ−ợc yêu cầu của sự phát triển và hội nhập kinh tế thế giới có chất l−ợng, chi phí thấp nhất...

Bên cạnh những lợi ích thu đ−ợc từ hoạt động LKĐT. Hoạt động LKĐT tại các cơ sở giáo dục cũng bộc lộ một số thiếu sót, hạn chế ở các khâu: tổ chức, tuyển sinh, quản lý, đào tạo...

Theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, việc mở lớp LKĐT chỉ đặt ra với những địa ph−ơng có điều kiện kinh tế - x4 hội khó khăn, song thực tế các lớp này lại th−ờng đặt tại những TP lớn nh− Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang việc mở lớp nh− vậy cũng có những vấn đề bất hợp lý, nh−ng đó lại do nhu cầu thực tế của nguồn lao động lớn tại các đô thị, điều kiện kinh tế, x4 hội và nhu cầu nâng cao dân trí cao hơn các vùng khác. Tuy nhiên sự cạnh tranh quá nhiều tr−ờng sẽ dẫn đến tình trạng không lành mạnh, tìm mọi cách để thu hút thí sinh, có lúc, có nơi buông lỏng quản lý việc dạy và học, dễ d4i trong thi cử và trong đánh giá chất l−ợng HSSV.

Theo đánh giá của Thanh tra giáo dục thống kê qua đợt kiểm tra 17 đơn vị (gồm 10 tr−ờng đại học, 01 tr−ờng cao đẳng, 02 tr−ờng Trung cấp chuyên nghiệp và 4 trung tâm giáo dục th−ờng xuyên) công bố vào ngày 11/6/2007 trên báo VietNamNet 12/06/2007 cho thấy không ít văn bản cho phép mở lớp đào tạo không căn cứ vào nhu cầu thực tế, không giao chỉ tiêu đào tạo hoặc có giao nh−ng cơ sở không thực hiện. Cá biệt có cơ sở đào tạo nh− Tr−ờng Đại học Luật TPHCM đ−ợc phép mở lớp đào tạo tại chức, nh−ng lại đào tạo chính quy. Truờng Đại học KHXH-NV (Đại học quốc gia TPHCM) liên kết đào tạo với Ban Tôn giáo Cần Thơ, Sở Ngoại vụ Bà Rịa - Vũng Tàu

Việc LKĐT ở các tr−ờng Đại học - Cao đẳng hiện nay đuợc các tr−ờng đẩy mạnh về quy mô để tạo thêm nguồn thu. Tuy nhiên, đó cũng là lý do khiến nhiều tr−ờng bất chấp quy định, gây ảnh h−ởng đến quyền lợi của ng−ời học, chất l−ợng giảng dạy đang bị thả nổi nh− Trung tâm giáo dục thuờng xuyên tỉnh Hải D−ơng hiện nay LKĐT tới 14 tr−ờng ĐH,CĐ với hơn 3.000 SV

với 46 lớp học. Trong tổng số diện tích phòng học hơn 10.000 m2, trung tâm chỉ có khoảng 33%, phần còn lại đi thuê bên ngoài. Trung tâm GDTX Tỉnh KomTum có tới 17 ch−ơng trình liên kết, nh−ng trung tâm chỉ có thể đáp ứng 8% diện tích lớp học cần có. Đặc biệt hơn Trung tâm GDTX Tỉnh Tiền Giang với 3 cán bộ, nhân viên để quản lý 43 lớp học liên kết với gần 3.000SV. Qua kiểm tra, Thanh tra giáo dục phát hiện khá phổ biến tình trạng các tr−ờng ĐH, CĐ liên kết sai đối t−ợng nh− liên kết với các hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị x4 hội, các cơ quan quản lý nhà n−ớc, công ty là những đơn vị không có chức năng hoặc không đ−ợc phép tổ chức đào tạo nh− Tr−ờng Đại học Công Đoàn đ4 liên kết với một số liên đoàn lao động tỉnh.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số học viên tại chức có khoảng 700.000, trong số này có hơn 200.000 học viên giáo dục từ xa; trong đó có khoảng 40% đào tạo tại tr−ờng, 60% là "sản phẩm" LKĐT địa ph−ơng.

2.2.2.1. Các ch−ơng trình liên kết đào tạo

a. Các ch−ơng trình liên kết đào tạo có yếu tố n−ớc ngoài

Liên kết đào tạo có yếu tố n−ớc ngoài là liên kết của một tr−ờng cao đẳng, đại học với một tr−ờng đại học, cao đẳng của n−ớc ngoài, đào tạo theo từng giai đoạn, th−ờng giai đoạn thứ nhất ở Việt Nam, giai đoạn thứ 2 ở n−ớc ngoài, để lấy bằng từ n−ớc ngoài cấp, hoặc bằng do hai tr−ờng liên kết cấp. Cách làm này mục đích là giảm các chi phí đào tạo đến mức thấp nhất nh−ng lại đạt đ−ợc hiệu quả theo tiêu chuẩn quốc tế hoá. Các ch−ơng trình liên kết này th−ờng là:

- Ch−ơng trình liên kết đào tạo 1+3 (+4): là ch−ơng trình liên kết đào tạo trong đó có 1 năm học dự bị ngôn ngữ tại Tr−ờng Đại học Việt Nam và 3 năm hoặc 4 năm học đại học tại n−ớc ngoài. Trong thời gian học tại Việt Nam, sinh viên đ−ợc học ngôn ngữ và một số môn cơ bản nh− Toán, Tin học. Ch−ơng trình đào tạo này giúp sinh viên đạt yêu cầu đầu vào về ngôn ngữ tr−ớc khi sang học tại tr−ờng đối tác. Sau khi kết thúc khóa học dự bị ngôn

ngữ tại Việt Nam, sinh viên có thể chuyển học đại học tại các tr−ờng: Tr−ờng Đại học James Cook (Australia), Tr−ờng Đại học Kaplan (Hoa Kỳ)...

- Ch−ơng trình liên kết đào tạo 1+3 và 2+2: Đây là ch−ơng trình liên

kết đào tạo cho phép sinh viên học theo ch−ơng trình đào tạo của n−ớc ngoài tr−ớc khi đi du học. Sau khi học hết 1 hoặc 2 năm tại Việt Nam, sinh viên đ−ợc chuyển tiếp vào năm thứ 2 hoặc năm thứ 3 của tr−ờng bạn. Đây là hình thức đào tạo tiết kiệm chi phí cho các bậc phụ huynh và giúp tạo nền về ngôn ngữ và kiến thức tốt tr−ớc khi sinh viên ra n−ớc ngoài.

b. Liên kết đào tạo trong n−ớc

Có nhiều ch−ơng trình liên kết đào tạo ở trong n−ớc:

- Liên kết đào tạo của một tr−ờng cao đẳng, đại học với một tr−ờng cao đẳng, đại học khác ở trong n−ớc. Ví dụ: Liên kết giữ tr−ờng Đại học Hà Nội với Học viện Tài chính đào tạo Bằng 2 chính quy Đại học Ngoại ngữ. Liên kết giữa Học viện Hành chính với tr−ờng Cao đẳng Tài chính Quản trị kinh doanh đào tạo cấp chứng chỉ Chuyên viên... Liên kết này nhằm bổ sung, hoàn chỉnh, chuẩn hoá công tác cán bộ, giảng viên và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Liên kết đào tạo trong n−ớc của một tr−ờng cao đẳng, đại học với một trung tâm giáo dục th−ờng xuyên cấp tỉnh và các tr−ờng trung cấp, do các tr−ờng cao đẳng, đại học (cơ sở đào tạo) cấp bằng.

- Liên kết đào tạo trong n−ớc của một tr−ờng cao đẳng, đại học với cơ sở sản xuất, tập đoàn, công ty, cơ quan ở Việt Nam. Đây là hình thức đào tạo theo nhu cầu x4 hội, đào tạo theo địa chỉ.

Nhằm thực hiện chủ tr−ơng Công nghiệp hóa Hiện đại hóa đất n−ớc, đặc biệt kể từ khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, áp lực cạnh tranh gia tăng mỗi địa ph−ơng tự xác định thế mạnh của mình để đạt mục tiêu phát triển và một yếu tố không thể không tính đến đó là đào tạo nguồn nhân lực. Để đáp ứng yêu cầu của địa ph−ơng, bên cạnh việc thành lập

các cơ sở đào tạo đ−ợc xem nh− là chiến l−ợc lâu dài thì giải pháp tr−ớc mắt là các cơ sở đào tạo hiện nay nh− Trung tâm giáo dục th−ờng xuyên, Tr−ờng Cao đẳng, Trung tâm đại học tại chức đ4 liên kết với các tr−ờng ở các Thành phố lớn để mở các lớp học với các cấp học khác nhau, với các ngành nghề mà địa ph−ơng có nhu cầu sử dụng tr−ớc mắt cũng nh− lâu dài. Vì vậy, việc LKĐT giữa các cơ sở đào tạo tại các tỉnh thành với các tr−ờng nh− là một tất yếu của sự phát triển trong hệ thống giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Ngày 28/7/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định ban hành quy định về liên kết trình độ Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Theo Bộ giáo dục và Đào tạo trong một số các tr−ờng có quy mô lớn hàng năm LKĐT hàng chục nghìn học sinh, sinh viên nh− :

- ĐH Công nghiệp TP. HCM: Hàng năm cung cấp các ch−ơng trình đào tạo hiện đại ở các bậc Cao đẳng, Đại học, sau Đại học, có liên thông trong n−ớc và quốc tế trong các lĩnh vực Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật Điện, Điện tử. Hàng năm nhà tr−ờng đ4 cử hàng chục giảng viên đi làm NCS, ThS tại các n−ớc nh−: Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, ấn độ, Trung Quốc,Tr−ờng đ4 giúp đỡ đào tạo cho hơn 40 giảng viên các tr−ờng Cao đẳng kỹ thuật của Lào. Một số doanh nghiệp của Nhật bản, Hàn Quốc, ấn độ, Trung Quốc, Đài Loan đ4 cung cấp học bổng, cung cấp thiết bị giảng dạy, góp phần tăng c−ờng quan hệ giao l−u giữa Doanh nghiệp và Nhà tr−ờng. Hiện có hơn 3000 sinh viên đang học tập các ch−ơng trình hợp tác đào tạo.

- Đại học mở TP. Hồ Chí Minh

Thực hiện nhiệm vụ: “Liên kết giúp đỡ các trung tâm đào tạo bồi d−ỡng ở các địa ph−ơng ” Từ năm 1993, Đại học mở bán công TP. Hồ chí Minh đ4 liên kết với 16 Trung tâm GDTX của các tỉnh từ Đà Nẵng đến Cà Mau để tạo nguồn nhân lực cho địa ph−ơng, đặc biệt cho các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi có tỷ lệ ng−ời học Đại học thấp nhất n−ớc. Tr−ờng ĐHBCTPHCM liên kết đào tạo với các địa ph−ơng theo hai ph−ơng thức đào tạo: Đào tạo tập

trung hệ mở; Đào tạo từ xa. Việc đào tạo tập trung theo hệ mở có ý nghĩa tích cực: góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn tốt đồng thời hình thành hệ thống vệ tinh ĐH mở bán công TP.HCM để thực hiện ph−ơng thức đào tạo từ xa có hiệu quả. Đến nay đ4 có 6.841 sinh viên các địa ph−ơng tốt nghiệp, trong đó 3.841 sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo mở tập trung và hơn 3.000 sinh viên tốt nghiệp theo ph−ơng thức đào tạo từ xa. Đ4 liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho khu kinh tế mở Dung Quất, Bạc Liêu. Liên kết đào tạo cao học cho Tỉnh Bình D−ơng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý các lớp liên kết đào tạo ngoài trường của trường cao đẳng tài chính quản trị kinh doanh (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)