Sở hữu và hình thức sở hữu

Một phần của tài liệu Các hình thức sở hữu và vai trò của chúng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 45)

Chương 2: SỞ HỮU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1. Sở hữu và hình thức sở hữu

Sở hữu là quan hệ xã hội giữa người với người về việc chiếm hữu tư liệu sản xuất và của cải xã hội. Sở hữu là quan hệ xã hội, vì thế cho nên ít

nhất phải có hai người trở lên có liên quan tới một đối tượng nhất định thì mới có quan hệ sở hữu.

Sở hữu khác với chiếm hữu ở chỗ, muốn sản xuất ra của cải vật chất con người phải chinh phục thiên nhiên, chiếm hữu những cái có trong tự nhiên, cải biến chúng thành những cái có ích cho đời sống con người.

Chiếm hữu thể hiện quan hệ giữa con người với tự nhiên, là hành vi gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người. Chiếm hữu là phạm trù vĩnh viễn trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.

Sở hữu là phạm trù lịch sử, là quan hệ xã hội nhất định. Quan hệ này thay đổi tùy theo sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Phạm trù sở hữu được hiểu theo những mức độ nông sâu khác nhau. Ở mức độ giản đơn, “sở hữu” cái gì đó được hiểu là

“cái đó là của cá nhân, nhóm, hay của xã hội”. Việc trả lời câu hỏi “một vật nào đó là của ai?” mới chỉ là mức hiểu thấp, bề ngoài của phạm trù sở hữu.

Ở mức độ thứ hai, quan hệ sở hữu được thể chế hóa về mặt pháp lý – kinh tế và liên quan ðến những vấn ðề thuộc thýợng tầng kiến trúc. Những quan hệ kinh tế khách quan đã hình thành đòi hỏi phải được các quan hệ pháp lý bảo vệ. Sở hữu được thể hiện ở quan hệ pháp lý có tính ổn định tương đối, còn thể hiện dưới dạng thực hiện lợi ích kinh tế thì luôn luôn biến động phong phú, đa dạng. Song, về nguyên tắc, không phải quan hệ pháp lý quyết định sự tồn tại quan hệ sở hữu mà ngược lại, chính các quan hệ sở hữu khách quan đã phát triển đến một trình độ nhất định đòi hỏi những quan hệ pháp lý phải thay đổi cho phù hợp. Ở mức độ cao hơn, phạm trù sở hữu chứa đựng trong đó nhiều vấn đề: Của ai, ai chi phối, ai quản lý, ai kinh doanh, ai sử dụng, sự thực hiện lợi ích kinh tế như thế nào? Sở hữu bao giờ cũng gắn với một đối tượng nhất định. Vì vậy, sẽ không hiểu được đầy đủ nội dung của khái niệm này nếu không gắn nó với chủ thể sở hữu và đối tượng sở hữu (hay khách thể sở hữu).

Chủ thể sở hữu là người sở hữu có khả năng và quyền chiếm hữu đối tượng sở hữu. Chủ thể sở hữu là con người sống trong quan hệ xã hội, chiếm hữu đối tượng sở hữu và có thể chi phối được người khác trong quan hệ với đối tượng ấy. Đối tượng sở hữu được thể hiện dưới các hình thức cụ thể, như người, các lực lượng tự nhiên, những đồ vật, năng lượng, thông tin, của cải, trí tuệ… Khi nói sở hữu, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế hiện vật, người ta nhấn mạnh sở hữu tư liệu sản xuất, mà trước hết và quan trọng nhất là sở hữu về máy móc, nhà xưởng, đất đai và các tư liệu lao động khác…

Đối tượng của sở hữu luôn biến đổi trong lịch sử. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, tư liệu sản xuất chủ yếu là con người, ruộng đất và gia súc. Đến chế độ phong kiến, tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất. Đến giai đoạn đầu của chế độ tư bản, những tư liệu sản xuất, đặc biệt là công cụ lao động, chủ yếu là máy móc.

Ngày nay, đối tượng của sở hữu không chỉ là sở hữu tư liệu sản xuất thông thường, mà còn là thông tin, trí tuệ… Theo xu hướng phát triển, những đối tượng này ngày càng trở thành đối tượng sở hữu quan trọng, trong việc sáng tạo các giá trị mới của hàng hóa. Trong phạm vi luận án này đối tượng sở hữu được hiểu là tư liệu sản xuất.

Như vậy, sở hữu là quan hệ kinh tế khách quan, mà nội dung cơ bản của nó là sự phân định các lợi ích giữa các chủ thể trong hoạt động kinh tế xã hội. Những quan hệ này một khi được xã hội nhận thức và thể chế hóa nó dưới hình thức pháp quyền nhất định thì nó tồn tại dưới hình thức là quyền sở hữu.

Quyền sở hữu là một phạm trù tích tụ nhiều quyền trong một tổ hợp các quyền. Cụ thể tổ hợp quyền ấy bao gồm các quyền: Chiếm hữu, sử dụng, hưởng thụ, chuyển nhượng, cho thuê, bán, thế chấp, kế thừa, mở mang, thu hẹp hoặc thay đổi vật sở hữu, hiến tặng, phá hủy hoặc thủ tiêu

vật sở hữu (miễn là không vi phạm pháp luật). Tùy theo góc độ nghiên cứu khác nhau mà quyền sở hữu có thể chia thành các quyền khác nhau, nhưng khái quát lại gồm ba quyền cơ bản là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

Quyền chiếm hữu là yếu tố đầu tiên bao trùm của quyền sở hữu. Nó tương đối ổn định, tĩnh tại, nhưng đôi khi chỉ là quyền danh nghĩa pháp lý.

Đó là chủ sở hữu không sử dụng nó mà lại giao cho người khác sử dụng và giữ quyền thu nhập một phần lợi ích được tạo ra do việc sử dụng các đối tượng mà nó giữ quyền sở hữu.

Quyền sử dụng là việc sử dụng đối tượng hay khách thể sở hữu theo mục đích và nguyện vọng của người sử dụng. Người chủ sở hữu và người sử dụng đối tượng sở hữu có thể thống nhất ở một người hoặc có thể tách độc lập tương đối giữa các chủ thể khác nhau.

Quyền định đoạt là quyền thực hiện tương đối toàn diện với đối tượng hay khách thể sở hữu. Quyền định đoạt đem lại cho chủ thể quyền và khả năng sử dụng đối tượng sở hữu theo bất cứ cách nào, kể cả việc chuyển nó cho người khác, thay đổi nó, cải tạo nó thành một đối tượng khác, hay thậm chí hủy bỏ nó. Chủ thể của quyền định đoạt cũng có khả năng thực hiện những thẩm quyền cơ bản của người chủ sở hữu: Xác định các phương thức sử dụng đối tượng sở hữu, ký kết các hợp đồng liên quan đến các đối tượng sở hữu (bán, thuê, tặng…). Trên thực tế, người chủ sở hữu chỉ thực sự là người chủ sở hữu khi anh ta có quyền định đoạt đối tượng sở hữu. Do vậy, nếu có quyền chiếm hữu và định đoạt thì có quyền sử dụng. Về thực chất, khi trao hoặc chuyển quyền định đoạt cho người khác cũng có nghĩa là chuyển một phần thẩm quyền sở hữu cho người khác. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện đại và xã hội hiện đại.

Như vậy, quyền sở hữu là một phạm trù gồm nhiều quyền, trong đó có ba quyền cơ bản là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định

đoạt. Các quyền ấy có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, ở đó quyền chiếm hữu giữ vị trí bao trùm, quyền định đoạt là trung tâm của phạm trù sở hữu.

Chủ thể sở hữu bao giờ cũng có đầy đủ các quyền trên.

Quan hệ sở hữu bao gồm quan hệ giữa chủ thể sở hữu và đối tượng sở hữu, cùng các quan hệ giữa các chủ thể sở hữu với nhau. Những quan hệ này mang tính chất kinh tế - xã hội, quyết định các hình thức phân phối tài sản, sản phẩm, thu nhập và giá trị giữa các chủ thể sở hữu.

Hình thức sở hữu là khái niệm cụ thể hơn so với quan hệ sở hữu, nó chỉ rừ ràng hơn mối quan hệ giữa chủ thể sở hữu và đối tượng sở hữu. Sự phân biệt giữa quan hệ sở hữu với hình thức sở hữu rất nhỏ, nên nhiều khi người ta đồng nhất hai khái niệm này.

Chế độ sở hữu chính là quan hệ kinh tế khách quan được thể chế hóa mang tính chất pháp lý. Chế độ sở hữu là sự thừa nhận về mặt pháp lý các hình thức sở hữu trong nó; tức là các hình thức được thừa nhận có quyền tồn tại. Sự thể hiện dưới hình thức pháp lý này tồn tại dưới nhiều mức độ khác nhau (có thể thành văn hoặc chưa thành văn). Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm một hệ thống các hình thức sở hữu, trong đó có hình thức sở hữu cơ bản thể hiện bản chất của chế độ sở hữu, nên đôi khi tên của hình thức sở hữu này được dùng để đặt tên cho một chế độ sở hữu.

Mỗi hình thức sở hữu lại có nhiều hình thức thực hiện; vì thế, nó được biểu hiện ra dưới nhiều hình thức kinh tế. Hình thức, mức độ, quy mô, phạm vi, tính đa dạng của sở hữu không phải do ý muốn chủ quan của con người quyết định, mà là một quá trình lịch sử tự nhiên. Điều đó có nghĩa là, sự xuất hiện, tồn tại, phát triển và chuyển hóa các hình thức sở hữu là do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tương ứng quyết định.

Nói cách khác, sự biến đổi của hình thức sở hữu được quy định bởi quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất.

Lịch sử tồn tại và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội của xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thức sở hữu khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, như sở hữu của công xã nguyên thủy, sở hữu của chủ nô, sở hữu phong kiến, sở hữu tư bản chủ nghĩa, sở hữu xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, khái quát lại chỉ có hai hình thức sở hữu cơ bản - Sở hữu công cộng (gọi tắt là công hữu) và sở hữu tư nhân (gọi tắt là tư hữu). Về công hữu có hai loại: Công hữu nguyên thủy và công hữu xã hội chủ nghĩa.

Về tư hữu có ba loại: Tư hữu nô lệ, tư hữu phong kiến, tư hữu tư bản chủ nghĩa. Chúng khác nhau rất căn bản về chất.

Tùy theo sự phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ quản lý và phân công lao động mà hình thành nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Ở từng giai đoạn nhất định, trong các thời đại cụ thể còn có các hình thức sở hữu quá độ chịu sự chi phối của các hình thức sở hữu chính, nhiều hình thức thực hiện lợi ích khác nhau và là cơ sở cho sự hình thành các quan hệ xã hội đa dạng.

Căn cứ vào quy luật về sự phù hợp của của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong từng điều kiện lịch sử cụ thể, người ta có thể đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong một hình thái kinh tế - xã hội mà bản chất của hình thức sở hữu chính vẫn không thay đổi.

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, hình thức sở hữu tư liệu sản xuất đặc trưng là sở hữu công cộng. Nhưng ngoài hình thức sở hữu đặc trưng đó ra, xã hội cộng sản nguyên thủy còn có nhiều hình thức sở hữu khác cùng tồn tại: từ sở hữu thị tộc đến sở hữu bộ lạc, đến sở hữu công xã, sở hữu cá thể, sở hữu gia đình. Tất cả những hình thức này đều vận động tạo tiền đề cho nhau, cùng nhau phát triển và tồn tại. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, sở hữu nô lệ chiếm vai trò thống trị, nhưng bên cạnh vẫn tồn tại sở hữu tư nhân, cá thể của nông dân tự do, hơn nữa trong một số dân tộc

còn có sở hữu nhà nước. Trong chế độ phong kiến, ngoài sở hữu phong kiến còn có sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu phường hội. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại tồn tại nhiều hình thức sở hữu đa dạng, phong phú, như sở hữu tư nhân tư bản thuần túy (một nhà tư bản sở hữu), sở hữu nhóm nhà tư bản, ngoài ra còn có sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân nhỏ, sở hữu công ty cổ phần…

Trong chủ nghĩa xã hội, sự vận động của sở hữu cũng không nằm ngoài quy luật trên, tức là tất yếu tồn tại nhiều hình thức sở hữu với kết cấu đa dạng. Điều này bị quy định một cách khách quan bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với trình độ lực lượng sản xuất phát triển còn thấp, vì thế cho nên có nhiều hình thức sở hữu với kết cấu da dạng. Đây là một tất yếu khách quan. Không chỉ cùng tồn tại mà các hình thức sở hữu còn đan xen lẫn nhau, tạo nên hệ thống quan hệ sở hữu phong phú, trên cơ sở đó hình thành các quan hệ xã hội – kinh tế sinh động.

Thừa nhận tính đa dạng, khách quan của các hình thức sở hữu sẽ mở ra cho chúng ta sự nhận thức mới về sự phong phú trong sự tồn tại và phát triển các thành phần kinh tế. Đây là cơ sở lý luận để giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, củng cố vai trò chủ đạo của sở hữu nhà nước.

2.2. Sự vận động biến đổi của các hình thức sở hữu trong lịch sử

Một phần của tài liệu Các hình thức sở hữu và vai trò của chúng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w