Mối liên hệ và sự phối hợp giữa các hình thức sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Các hình thức sở hữu và vai trò của chúng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 81)

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Quá trình phát triển của xã hội loài người diễn ra một cách khách quan theo những quy luật tự nhiên của xã hội. Mỗi thời đại lịch sử gắn với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, tương ứng với mỗi hình thái kinh tế - xã hội đó là một phương thức sản xuất nhất định. Mỗi phương thức sản xuất đều được cấu thành bởi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong quan hệ sản xuất thì yếu tố quyết định nhất chính là quan hệ sở hữu. Lịch sử đã trải qua các 5 hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, mỗi hình thái kinh tế - xã hội cụ thể, bên cạnh hình thức sở hữu đặc trưng bao giờ cũng có những hình thức sở hữu khác cùng tồn tại đan xen lẫn nhau. Mối quan hệ biện chứng giữa các hình thức sở hữu thể hiện ở chỗ, chúng luôn luôn tồn tại trong quan hệ phức hợp; giữa các hình thức sở hữu có những điểm tương đồng nhưng cũng có những nét khác biệt; tùy theo điều kiện, hoàn cảnh mà các mặt đối lập thể hiện lúc chỉ là khác nhau, lúc lại là đấu tranh

với nhau. Đó là sự phát triển biện chứng của sở hữu. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các hình thức sở hữu là động lực thúc đẩy quan hệ sở hữu vận động phát triển theo xu hướng tăng dần tính xã hội hóa.

Mỗi hình thức sở hữu đều gắn với một thành phần kinh tế nhất định và đều mang những mục tiêu kinh tế nhất định nhưng bên cạnh những lợi ích kinh tế chung, chúng cũng mang những lợi ích kinh tế riêng mang tính đối lập. Vì vậy, đa dạng hóa các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan đối với việc đổi mới chế độ sở hữu ở nước ta hiện nay. Tính tất yếu đó được quy định không chỉ bởi quy luật vận động của sở hữu, bởi xu hướng phát triển của thời đại, mà còn bởi đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta – quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, từ một nước tiểu nông lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở nước ta hiện nay, về thực chất là phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức kinh doanh hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tất cả các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; tất cả đều có vai trò đối với sự phát triển nền kinh tế. Hiệu quả xấu hay tốt của mỗi thành phần đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo; cần nắm giữ những vị trí then chốt; cần phải là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế; cần phải là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; cần phải đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, trong việc nêu gương về hiệu quả kinh tế -xã hội và chấp hành pháp luật. Về lâu về dài, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể cần trở thành nền tảng.

Trong nền kinh tế thị trường còn sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu. Tuy nhiên, về vấn đề đa dạng hóa các hình thức sở hữu thì vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm chủ trương đi tới một cơ cấu đa dạng hóa về sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân (hoặc dưới dạng cá thể, tập thể và hỗn hợp) và sở hữu nhà nước; sở hữu nhà nước phải tồn tại ở mức độ cần thiết, có vai trò “bà đỡ”, mở đường phát triển cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Quan điểm khác lại cho rằng trong những điều kiện của chủ nghĩa xã hội phải có sự thống trị của sở hữu xã hội; không cần tư nhân hóa vẫn có thể phát triển được sản xuất.

Muốn cho nền kinh tế vận động phát triển trong điều kiện của thế giới ngày nay, bất cứ một quốc gia nào, dù ở mức độ phát triển nào và có chế độ chính trị nào cũng đều buộc phải duy trì sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu. Sở hữu tư nhân, kể cả tư bản chủ nghĩa, vẫn còn có hiệu quả không nhỏ, có khả năng ưu việt nhất định đối với sự tiến bộ của loài người.

Ở Việt Nam hiện nay, có các hình thức sở hữu cơ bản sau: - Sở hữu toàn dân được biểu hiện phổ biến dưới hình thức sở hữu nhà nước, với nhiều dạng, nhiều mức độ, trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân (công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, …); - Sở hữu tập thể của những người sản xuất hàng hóa nhỏ với nhiều dạng, nhiều mức độ trong nhiều lĩnh vực, nông nghiệp, công nghiệp thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ…); - Sở hữu cá thể của người sản xuất hàng hóa nhỏ với nhiều dạng, trong nhiều lĩnh vực khác nhau (nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ…); - Sở hữu tư bản tư nhân trong lĩnh vực do luật pháp quy định; - Sở hữu của nước ngoài bao gồm các công ty nhà nước, các công ty trách nhiệm của các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa (các công ty này không tồn tại độc lập, riêng rẽ, mà đều có vai trò tham gia của Nhà nước). Tất cả các hình thức sở hữu trên có mối liên hệ, tác động qua lại, đan xen với nhau, từ đó hình thành sở

hữu hỗn hợp, trong đó phổ biến nhất là sở hữu tư bản nhà nước. Đó là sự dung hợp giữa sở hữu nhà nước và sở hữu của nhà tư bản (trong và ngoài nước) thành sở hữu chung của nhà nước và của nhà tư bản.

Trong các hình thức sở hữu kể trên, khái quát lại chỉ có hai loại hình sở hữu cơ bản là công hữu và tư hữu, còn các hình thức khác chỉ là những biến thể trung gian hoặc hỗn hợp. Do nhiều nguyên nhân khác nhau về sự phân chia hoặc liên kết sở hữu của các thành phần kinh tế mà hình thức sở hữu cơ bản thể hiện thành rất nhiều hình thức sở hữu cụ thể, trong đó có những hình thức chứa những sở hữu khác nhau. Vì vậy, trong nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường thì bức tranh về sở hữu phức tạp, đa dạng và phong phú hơn nhiều so với trong lý thuyết và đều được quy định một cách chặt chẽ về pháp luật. Có thể nói, chừng nào chưa xây dựng được một hệ thống về pháp luật quy định chặt chẽ, rõ ràng thì chừng đó kết cấu của sở hữu - cơ sở của nền kinh tế thị trường không thể vận hành một cách thuận lợi và thông suốt.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các hình thức sở hữu khác nhau được nhìn nhận theo hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Không nên coi hình thức sở hữu này là tiến bộ, hình thức sở hữu kia là phản động, chỉ nên phân biệt các hình thức sở hữu ấy về mặt pháp luật, còn về mặt kinh tế thì nhìn nhận chúng xem các hình thức sở hữu khác nhau thì có những nhiệu quả kinh tế khác nhau như thế nào. Sự chuyển dịch của các hình thức sở hữu trước hết là do chính bản thân chủ thể sở hữu quyết định, sâu xa hơn, chủ yếu hơn là đòi hỏi sự phát triển khách quan của sản xuất. Do vậy, không thể dùng những biện pháp cưỡng bức để thực hiện sự chuyển dịch này. Một người có cổ phần chẳng hạn, có quyền bán cổ phần này để mua cổ phần khác, tùy theo sự lựa chọn của người đó. Trong những trường hợp chuyển dịch sở hữu theo quy định của pháp luật, thì sự chuyển dịch ấy cũng tuân theo nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu của những người

chủ sở hữu. Tất cả các hình thức sở hữu có mối liên hệ, tác động qua lại, đan xen và chính sự đan xen đó đã hình thành hình thức sở hữu hỗn hợp mang tính phổ biến trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trước đây, chúng ta đã có những nhận thức chưa đúng đối với các hình thức sở hữu khác, nên đã đẩy nhanh quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa để xóa bỏ hình thức sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác nhằm xác lập chế độ công hữu dưới hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.

Đối với sở hữu tập thể, mọi tư liệu sản xuất của người lao động từ cái cày, cái cuốc, con trâu đến ruộng đất đều bị tập thể hóa. Từ đó quá trình sản xuất và phân phối đều do ban quản trị điều hành. Thế nhưng toàn bộ tài sản được tập thể hóa cũng không phải là của xã viên mà cũng không phải của ban quản trị, cũng không phải của Nhà nước. Nó chẳng của ai cả, vô hình trung đã trở thành không có chủ đích thực. Quy mô của hợp tác xã càng lớn thì tính vô chủ đối với tư liệu sản xuất càng cao. Do đó, phát sinh tình trạng lãng phí, tham ô khá phổ biến. Từ đó dẫn đến hiệu quả kinh tế ngày càng giảm sút và người xã viên không gắn bó cùng hợp tác xã.

Đối với sở hữu toàn dân, loại sở hữu này cũng dẫn đến tình trạng vô chủ vì người lao động trong các doanh nghiệp quốc doanh chỉ là người làm công ăn lương. Còn giám đốc tuy do Nhà nước bổ nhiệm nhưng họ cũng là người hưởng lương như người lao động. Quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm do Ủy ban Kế hoạch nhà nước quyết định. Ở đây, kế hoạch do Nhà nước giao; vốn do Nhà nước cấp; giá do Nhà nước định; lãi do Nhà nước thu; lỗ do Nhà nước bù. Đây chính là cơ sở kinh tế xã hội làm phát sinh tình trạng quan liêu, cửa quyền, tham ô, móc ngoặc. Thực chất của chế độ công hữu với hai hình thức toàn dân và tập thể ở nước ta là như vậy.

Nhưng chúng ta lại lầm tưởng đó là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và đã cố gắng bảo vệ nó.

Từ chỗ tuyệt đối hóa mặt sở hữu về tư liệu sản xuất, chúng ta đi đến tuyệt đối hóa quan hệ sản xuất, đi ngược lại quy luật kinh tế khách quan là đẩy mạnh việc xây dựng quan hệ sản xuất để “mở đường” cho lực lượng sản xuất phát triển. Cách làm này đã không tạo được điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển, trái lại kìm hãm lực lượng sản xuất.

Như vậy, với chế độ công hữu hình thức, áp đặt, chúng ta đã nhanh chóng xóa bỏ các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thực tế là đã triệt tiêu động lực kinh tế, làm cho nền kinh tế không phát triển, đời sống khó khăn, tiêu cực nảy sinh...

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã thẳng thắn chỉ ra những thiếu sót trong nhận thức và chỉ đạo về sở hữu và các thành phần kinh tế, cũng như việc vận dụng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VI chỉ rõ: Trong nhận thức và trong hành động, chúng ta chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Trên cơ sở nhận thức lại lý luận và thực tiễn Việt Nam, Đảng ta đã có những nhận thức mới đúng đắn và khoa học về vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế, từng bước khơi dậy động lực hoạt động kinh tế trong các thành phần dân cư; nghĩa là thừa nhận sự tồn tại khách quan của nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và những thành phần kinh tế. Từ đó thay đổi cơ chế quản lý và cơ chế phân phối, cụ thể là chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ cơ chế phân phối bình quân sang cơ chế

phân phối theo lao động và tài sản đóng góp. Đồng thời, đã nhận thức rõ hơn về sở hữu qua các quyền năng như: quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền thừa kế, quyền chuyển nhượng, quyền định đoạt, quyền hưởng lợi; nhờ đó, khắc phục được tình trạng vô chủ trước đây.

Sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế là vấn đề có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Các thành phần kinh tế tồn tại lâu dài và nằm trong một cơ cấu kinh tế thống nhất.

Tổng kết thực tiễn 10 năm đổi mới với những thành công và những hạn chế trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, Đại hội Đảng lần thứ VIII đã có nhận thức đầy đủ hơn. Để phù hợp với thực tiễn phát triển, Đại hội đã thay cụm từ, “kinh tế quốc doanh” bằng cụm từ “kinh tế nhà nước”; kinh tế hợp tác xã thành kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã và đưa thành phần kinh tế tư bản nhà nước lên vị trí thứ ba. Đại hội lần thứ IX của Đảng là Đại hội của “ý Đảng lòng dân” về sở hữu và các thành phần kinh tế. Đại hội đã có những bổ sung và phát triển về sở hữu và các thành phần kinh tế cho phù hợp với sự phát triển của đất nước.

Hiện nay, chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do đó tất yếu còn đan xen nhiều chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất. Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Đại hội VII và Đại hội VIII về sở hữu, Đại hội IX khẳng định rằng, chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập và chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội xây dựng xong về cơ bản. Đại hội X tiếp tục quan điểm phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Đại hội XI tiếp tục chủ trương phát triển mạnh các hình thức sở

hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách về sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện đối với đất đai, tài nguyên, vốn và các tài sản công để các nguồn lực này được quản lý, sử dụng có hiệu quả; xây dựng chế độ sở hữu qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao; xây dựng chế độ sở hữu công cộng nói riêng và quan hệ sản xuất mới nói chung với bước đi vững chắc; lấy tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả sản xuất, quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.

Quy luật phát triển của các thành phần kinh tế là phát triển không đều. Chính quy luật phát triển không đều đã làm xuất hiện trong nền kinh tế nhiều quy mô, trình độ khác nhau và phù hợp với nó là những hình thức sở hữu tương ứng. Mục tiêu hàng đầu của việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là giải phóng sức sản xuất; tạo điều kiện để các tầng lớp nhân

Một phần của tài liệu Các hình thức sở hữu và vai trò của chúng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 81)