TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Các hình thức sở hữu và vai trò của chúng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 123 - 128)

HIỆN NAY

Một là, sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở

hữu là một tất yếu khách quan lâu dài.

Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có những chủ thể sản xuất, kinh doanh thực sự chứ không phải là những chủ thể trừu tượng, chung chung. Để có chủ thể thực sự thì phải có những người chủ sở hữu đích thực. Nếu không như vậy thì sẽ không có các quan hệ sản xuất và trao đổi thật sự, không thể có kinh doanh thật sự, không có kinh tế thị trường theo đúng nghĩa kinh tế chính trị của nó. Có quan điểm cho rằng, chuyển sang kinh tế thị trường mà không tư hữu hóa triệt để thì là ảo tưởng. Quan điểm này đã tuyệt đối hóa chế độ tư hữu và như vậy cũng không phù hợp với xu hướng phát triển chung của lịch sử. Đúng là chế độ tư hữu có quan hệ mật thiết với kinh tế hàng hóa, là một trong hai điều kiện để phát triển kinh tế hàng hóa. Song, không phải hễ là kinh tế hàng hóa thì chỉ có duy nhất sở hữu tư nhân. Lịch sử và hiện tại cho thấy rằng, có tư hữu mà chưa có kinh tế hàng hóa và không phải kinh tế hàng hóa loại trừ hết thảy sở hữu công hữu. Vấn đề quyết định của kinh tế hàng hóa là xác định rõ chủ thể kinh tế trao đổi với nhau trên cơ sở phân công lao động xã hội và xã hội hóa sản xuất ngày càng cao. Trong thực tế việc mua bán chỉ diễn ra giữa những cá nhân riêng biệt với nhau, do đó phương thức chiếm hữu có thể bị biến đổi hoàn toàn mà không hề đụng chạm gì quyền sở hữu phù hợp với nền sản xuất hàng hóa. Trong một thời gian dài vì muốn xóa tư hữu nên chúng ta đã sai lầm khi xóa luôn kinh tế hàng hóa.

Sự tồn tại song song nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế đã góp phần phát triển kinh tế hàng hóa. Nhưng để đổi mới quan hệ sở hữu thì phải có những quy định rõ ràng về quyền sở hữu, quyền định đoạt, những thiết chế cần thiết để cho các chủ sở hữu có sự bình đẳng trước

pháp luật. Thực hiện sự bình đẳng trước pháp luật với mọi thành phần kinh tế, không được ưu ái với bất cứ cơ sở, tổ chức kinh tế nào. Từ đó xác định rõ các chủ thể kinh tế và tìm kiếm các hình thức thực hiện lợi ích kinh tế nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực vật chất cho sự phát triển của xã hội.

Hai là, phải xây dựng mô hình hợp tác xã với quy mô lớn, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún nhỏ lẻ

Mặc dù nền kinh tế nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu trong thời gian qua nhưng thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam vẫn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vấn đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vẫn phải được xem là nhiệm vụ hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Kinh tế tập thể từ trước đến nay đóng góp rất nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, việc phát huy vai trò của hình thức sở hữu này cần phải được quan tâm thực hiện bằng cách, phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động theo luật hợp tác xã.

Trong quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu giữ vai trò quyết định đối với các quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối sản phẩm xã hội. Lao động sản xuất là loại hình đặc trưng của hoạt động con người và xã hội loài người. Trong sản xuất, con người không thể tách khỏi mối quan hệ với tự nhiên, trong đó con người với tư cách là chủ thể, từng bước chinh phục tự nhiên. Nội dung mối quan hệ này đã được C.Mác khái quát trong khái niệm lực lượng sản xuất. Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất diễn ra một cách khách quan, tuân theo quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chính vì vậy, phải xây dựng được một cơ chế chính sách phù hợp nhằm phát triển các hợp tác xã cho phù hợp với trình độ sản xuất hiện nay là phải chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh nhất là các hợp tác xã nông nghiệp, các mô hình hợp tác xã dịch vụ, giao thông vận tải, môi trường….cũng phải được mở rộng về quy

mô và nâng cao trình độ quản lý vấn đề này đòi hỏi phải có giải pháp chiến lược cùng với việc nâng cao nhận thức cho nhân dân, nếu không nền nông nghiệp Việt Nam vẫn mãi chỉ là một nền nông nghiệp lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ. Đối với các hợi tác xã dịch vụ, thương mại, giao thông vận tải, môi trường… cũng phải đổi mới để phù hợp với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập hiện nay. Có như vậy kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước mới ngày càng trở thành nền tảng cho nền kinh tế nước ta.

Ba là, phát triển quy mô sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân

Những năm gần đây dưới tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới hình thức sở hữu tư nhân lộ ra những hạn chế rất lớn, đó là năng lực cạnh tranh và khả năng thích nghi với sự biến động của thị trường. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam số lượng các doanh nghiệp tư nhân phá sản năm 2012 là 58.128 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp phá sản gia tăng chóng mặt. Tính đến ngày 1-4-2012 Việt Nam chỉ còn 312.600 doanh nghiệp đang hoạt động trong tổng số trên 694.000 doanh nghiệp thành lập kể từ khi có Luật doanh nghiệp.

Cũng theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp ngoài nhà nước đã chiếm hơn 96%, doanh nghiệp nhà nước chỉ còn khoảng 1% nhưng khu vực nhà nước, đại diện là các tập đoàn, tổng công ty vẫn chiếm tới 14,4% lao động và 33,5% vốn.

Việt Nam đang đứng trước thực tế thiếu hụt doanh nghiệp có quy mô vừa khi loại hình này chỉ chiếm 2,1% trong tổng lao động toàn quốc. Đặc biệt, khối doanh nghiệp vừa của của Việt Nam là khu vực này thường có xu hướng thu hẹp quy mô lao động, ít khi phát triển lên được thành các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn về lao động[97].

Vì vậy, việc hỗ trợ về vốn, ưu đãi giảm thuế miễn thuế, cho các doanh nghiệp tư nhân cần phải được thực hiện để giúp các doanh nghiệp tư nhân mở rộng sản xuất, tăng sức cạnh tranh. Phải quan tâm đào tạo đội ngũ doanh nhân giỏi để họ thích nghi với xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, tránh tình trạng, nóng vội, ăn sổi, không quan tâm đến chất lượng hàng hóa dịch vụ, làm mất uy tín và không thể đứng vững khi có sự biến động của thị trường.

Bốn là, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Thừa nhận và tạo điều kiện cho mọi hình thức sở hữu, mọi thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, song cần phân biệt rõ mỗi hình thức sở hữu trong hệ thống quan hệ sở hữu cũng như vai trò của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Trong các hình thức sở hữu, sở hữu nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước có vai trò rất quan trọng. Nó hỗ trợ, thúc đẩy các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế khác phát triển và là nhân tố kết nối để thiết lập mối quan hệ giữa các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế bảo đảm quá trình tái sản xuất xã hội đạt tăng trưởng cao. Vai trò của sở hữu nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước còn góp phần hướng sự phát triển của sở hữu tư bản tư nhân vào mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo sẽ hướng nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi kiên trì vai trò chủ chể của chế độ công hữu thì phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản sau. Thứ nhất, trong tổng tài sản xã hội tài sản sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể

chiếm ưu thế. Thứ hai, kinh tế nhà nước chiếm vai trò chi phối các ngành quan trọng và các lĩnh vực then chốt có quan hệ đến huyết mạch của nền kinh tế quốc dân. Thứ ba, kinh tế nhà nước có tác dụng chủ đạo đối với sự phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thứ tư, các công ty nhà nước phải không ngừng lớn mạnh.

Khi củng cố vai trò của sở hữu nhà nước thì không thể dựa vào chính sách ưu đãi. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể phải lớn mạnh trong cạnh tranh. Chỉ có thông qua điều chỉnh cơ cấu, cải cách sâu sắc quyền tư hữu tài sản, xây dựng cơ chế sở hữu hợp lý thì kinh tế nhà nước mới có thể đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu Các hình thức sở hữu và vai trò của chúng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 123 - 128)