Mỗi hình thức sở hữu có một vai trò nhất định, việc xác định đúng đắn vai trò của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng, vì nó liên quan đến việc hoạch định chính sách đối với từng hình thức sở hữu. Cho đến nay các nhà nghiên cứu nhìn chung đều cho rằng, sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đa sở hữu; sở hữu không phải là mục tiêu của sự phát triển; sở hữu về tư liệu sản xuất cần được hiểu với nghĩa rộng, bao gồm cả sở hữu về nhiều nguồn lực và tài sản khác vì chúng có thể biến thành yếu tố của sản xuất bất kỳ khi nào (chẳng hạn, nhà ở có thể được dùng thế chấp để vay vốn, khi đó nó trở thành yếu tố của sản xuất). Tuy nhiên, về vai trò của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì ý kiến của các nhà nghiên cứu còn khác nhau và thậm chí trái ngược nhau. Có ý kiến phân chia các thành phần kinh tế như hiện nay, nhưng cũng có ý kiến lại cho rằng nên phân chia thành hai hoặc ba khu vực kinh tế (khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế hỗn hợp). Có ý kiến đồng tình với kết luận “kinh tế nhà nước (theo phạm vi rộng) giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”; nhưng có ý kiến lại cho rằng chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất (bao gồm cả hình thức sở hữu hỗn hợp) là nền tảng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; và cũng có ý kiến không đồng tình với hai ý kiến này.
Với cá nhân tôi, tôi đồng ý với quan điểm nên phân định sở hữu về tư liệu sản xuất ở Việt Nam hiện nay thành ba hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp; tương ứng có ba thành
phần (hay ba khu vực) kinh tế cơ bản là kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp. Mọi tài sản đều có chủ; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản được Nhà nước công nhận; chủ đó hoặc là Nhà nước (có những người đại diện cụ thể) hoặc là các cá nhân cụ thể (tài sản chung của một số người, của một tập thể có thể do một hoặc một vài người đại diện).
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân là mục tiêu chúng ta đặt ra nhằm thực hiện xã hội công bằng, dần dần phấn đấu đi đến xóa bỏ áp bức bóc lột đem lại ấm no hạnh phúc cho toàn xã hội.
Mục tiêu của việc đặt vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là, cố gắng thanh toán tệ nạn dùng sở hữu tư liệu sản xuất để bóc lột, cướp đoạt lẫn nhau dẫn đến sự phân hóa giữa lao động và chủ sở hữu, kết quả là sự phân cách giàu nghèo ngày càng xa. Vấn đề đặt ra là, hiện nay, hai thành phần kinh tế này chưa thực sự giữ vai trò chủ đạo. Vai trò chủ đạo là cần thiết nhưng làm thế nào để hai thành phần kinh tế này phát huy được hiệu quả vẫn là vấn đề làm đau đầu các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học cũng như những người trực tiếp lãnh đạo các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay.
Có ý kiến cho rằng việc xác định vai trò cho từng thành phần kinh tế như hiện nay là khiên cưỡng và có nhiều mâu thuẫn. Nếu đã xác định rằng
“các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng, hữu cơ của của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”; thì không cần phải phân định vai trò cho từng thành phần kinh tế; đặc biệt không nên coi “kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc”, còn kinh tế tư nhân chỉ là một trong những động lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [101, tr. 3].
Chẳng hạn, theo GS.TSKH. Nguyễn Văn Nam và Ths.Nguyễn Đức Hiền, khi xác định đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa thì nên bỏ nội dung “chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”. Cần xác định lại vai trò chủ đạo của nền kinh tế; chỉ nên xác định kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển hài hòa. Nên khuyến khích phát triển mạnh kinh tế đa sở hữu (chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần và hợp tác xã) để loại hình kinh tế này trở thành phổ biến, thúc đẩy xã hội hóa sở hữu và kinh doanh, biến hình thức cổ phần thành hình thức thực hiện chủ yếu của chế độ công hữu. Khuyến khích tư nhân phát triển nhanh, trở thành động lực phát triển của nền kinh tế. Khuyến khích phát triển mạnh kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch từng vùng miền. Không nên xác định kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, vì kinh tế tập thể đến năm 2020 vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, khó trở thành một trong hai thành phần kinh tế nền tảng [101, tr. 35].
GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn cho rằng, không nên phức tạp hóa việc phân định các thành phần kinh tế; chỉ nên phân chia nền kinh tế thành các bộ phận lớn là kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế hỗn hợp. Kinh tế nhà nước có phạm vi hết sức rộng lớn. Đó là các yếu tố thể hiện tiềm năng kinh tế của đất nước (tài nguyên thiên nhiên được hiểu theo nghĩa rộng), các yếu tố tạo nền tảng vật chất để phát triển các ngành và các lĩnh vực kinh tế - xã hội (kết cấu hạ tầng), các nguồn lực tài chính mà Nhà nước có quyền phân bổ vào các mục tiêu khác nhau (ngân sách nhà nước), các yếu tố vật chất mà Nhà nước có quyền sử dụng để đối phó với những biến động bất thường (dự trữ quốc gia). Với những yếu tố đó, việc xác định kinh tế nhà nước có vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân là điều hoàn toàn
hợp lý. Nền tảng này sẽ vững chắc hơn nếu các doanh nghiệp nhà nước hoạt động thực sự có hiệu quả. Để điều tiết kinh tế vĩ mô, Nhà nước phải sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Hệ thống pháp luật phải được coi là công cụ chủ yếu và quan trọng hàng đầu trong quản lý kinh tế - xã hội.
Đồng thời với công cụ luật pháp, Nhà nước còn phải sử dụng nhiều công cụ khác như thuế, tài chính, tiền tệ, kế hoạch... Công cụ vật chất mà Nhà nước có thể sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế là ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Tất cả những công cụ ấy phải được luật pháp hóa. Quản lý nhà nước nền kinh tế phải làm cho thị trường vận hành có hiệu quả, tránh làm méo mó các quan hệ thị trường.
Nếu coi doanh nghiệp nhà nước là công cụ vật chất quan trọng nhất của nhà nước để định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thì khó tránh khỏi khuynh hướng nhà nước tiếp tục đầu tư nhiều hơn phát cho doanh nghiệp nhà nước với sự biện minh là tạo ra một công cụ vật chất mạnh. Dẫu cho các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang chiếm giữ các khâu trọng yếu của nền kinh tế và đóng góp phần quan trọng vào tổng sản phẩm quốc dân, nhưng những hiệu quả đạt được không tương xứng với lượng phần vốn các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ và những ưu đãi mà Nhà nước dành cho chúng. Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước chiếm 80% vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước, 70% vốn vay nước ngoài, trong khi chỉ tạo ra được gần 40% GDP, chưa kể 40% GDP ấy chủ yếu có được từ đặc quyền khai thác tài nguyên quốc gia. Vì vậy, luận điểm “các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh lành mạnh” đã được Đại hội X xác định là luận điểm mang tính nguyên tắc cần được quán triệt một cách đầy đủ và nhất quán trong cuộc sống. Không đặt vai trò chủ đạo theo nghĩa điều tiết và định hướng phát triển nền kinh tế quốc dân cho
thành phần kinh tế nhà nước. Vai trò đó phải thuộc về Nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của chính đảng mácxít-lêninit [101, tr. 211-212].
Các ý kiến trên đây về vai trò của các hình thức sở hữu và tương ứng là các thành phần kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định quan điểm có tính định hướng chính trị đối với sự phát triển kinh tế. Nói đến chủ nghĩa xã hội là nói đến xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; nhưng việc xây dựng quan hệ sản xuất phải tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất chứ không thể xây dựng nó theo ý muốn chủ quan của con người. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự xuất hiện, tồn tại và phát huy vai trò của mỗi hình thức sở hữu. Do vậy, ta không nên khiên cưỡng thực hiện nó khi lực lượng sản xuất còn chưa phát triển như ở Việt Nam hiện nay.
Hơn nữa, cần khẳng định và quán triệt quan điểm “các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh lành mạnh”; thành phần kinh tế nhà nước vẫn phải đóng vai trò chủ đạo để định hướng xã hội chủ nghĩa, và giải quyết các vấn đề mang tính quốc gia, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dù kinh tế nhà nước không chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của quốc gia thì Nhà nước vẫn phải luôn luôn thực hiện được vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế để đạt được mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Để bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa thì kinh tế nhà nước cần phải đóng vai trò là nền tảng của nền kinh tế quốc dân; đây là cơ sở vật chất chủ yếu để Nhà nước thực hiện được vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thành phần kinh tế nhà nước cần đóng vai trò chủ đạo, vì đó là tài sản của toàn dân, mọi người đều được hưởng lợi từ lợi nhuận do thành phần kinh tế này mang lại. Nhưng hiện nay thì vai trò của kinh tế nhà nước vẫn còn rất nhiều điều khiến chúng ta phải xem xét. Trên thực tế, hiệu quả
của thành phần này không cao. Điều này thể hiện ở hiệu quả hoạt động chưa cao của nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Thực vậy, ngày 9 tháng 11 năm 2009 Quốc hội đã nghe báo cáo của Uỷ ban kinh tế của Quốc hội về việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản của nhà nước tại các tập đoàn tổng công ty nhà nước. Theo báo cáo đó, các tập đoàn tổng công ty nhà nước đã đóng một vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với tổng số vốn 1.241 nghìn tỷ đồng tính đến cuối tháng 12/2008, 91 tập đoàn tổng công ty nhà nước đã đóng góp gần 40% GDP, đi tiên phong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong việc tạo việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hôi, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, điều tiết thị trường trong nuớc. Tuy nhiên, trong số 91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tới 25,2% số đơn vị báo cáo có mức lợi nhuận âm hoặc dưới 5% và 47,2% số đơn vị báo cáo có mức lợi nhuận dưới 10%. Như vây, gần một nửa các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động kém hiệu quả và thua lỗ. Đặc biệt, có 7 tập đoàn, tổng công ty có số nợ quá hạn cao, trong đó số nợ có khả năng mất vốn chiếm 15% tổng số nợ quá hạn. Không ít tập đoàn, tổng công ty bỏ số tiền khổng lồ ra đầu tư ngoài ngành một cách không hiệu quả dẫn đến thiếu vốn để đầu tư vào những dự án hết sức quan trọng trong lĩnh vực được giao. Đây là lần đầu tiên kể từ khi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ra đời, Quốc hội mới có được báo cáo giám sát cụ thể như vậy. Báo cáo đó gây bức xúc không chỉ với các đại biểu Quốc hội, mà còn với đông đảo người dân [8].
Trước thực trạng đó, việc tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là hết sức cấp bách. Trong việc hoàn thiện đó, đúng như nhiều người đã chỉ ra, trong
tương lai gần Nhà nước cần tách bạch chức năng kinh doanh thuần tuý và chức năng thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để dễ kiểm soát, không nên để “xập xí, xập ngầu” như hiện nay. Với các tập đoàn, tổng công ty làm ăn thua lỗ kéo dài, không khắc phục được thì Nhà nước cần phải xử lý dứt điểm, thậm chí cho phá sản. Nếu Nhà nước không có các chính sách mạnh tay để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng, thì kinh tế nhà nước không những không đóng được vai trò chủ đạo, mà còn làm cản trở sự phát triển của đất nước [71, tr.
13-17].
Như đã phân tích ở trên, chúng ta thấy hình thức sở hữu nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng xã hội chủ nghĩa và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; giải quyết các vấn đề thuộc các lĩnh vực quan trọng của quốc gia, như lĩnh vực quốc phòng, an ninh, các vấn đề xã hội, giúp cho sự phát triển hài hòa giữa các vùng miền. Nhưng trong trực tế hình thức sở hữu này chưa phát huy được một cách đầy đủ vai trò chủ đạo của mình.
Nguyên nhân căn bản do cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp và các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước chưa phù hợp. Theo thống kê có tới 70%
các vụ khiếu kiện có liên quan đến đất đai, thậm chí có những vụ khiếu kiện kéo dài, quy mô lớn xảy ra ở nhiều địa phương rất khó giải quyết dứt điểm. Các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước làm ăn thua lỗ khá nhiều.
Hệ thống luật pháp cùng với các cơ chế chính sách về đất đai của chúng ta cũn chưa rừ ràng, minh bạch. Khả năng cạnh tranh của thành phần kinh tế nhà nước chưa cao. Hiệu quả kinh tế của thành phần kinh tế này chưa tương xứng với mức độ đầu tư và sự ưu đãi của Nhà nước. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước chưa được thể hiện rừ nột. Việc ỏp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào khu vực kinh tế nhà nước còn chậm. Các đơn vị sản
xuất, kinh doanh thuộc nhà nước quản lý chậm đổi mới và còn rất lạc hậu.
Vì vậy vấn đề đặt ra đối với hình thức sở hữu này là làm thế nào để phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Về sở hữu tập thể và kinh tế tập thể, mặc dù Đảng ta vẫn xem sở hữu tập thể và kinh tế tập thể có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và tìm cách phát huy vai trò của thành phần kinh tế này cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhưng mô hình hợp tác xã và làm ăn tập thể kiểu cũ đã không thể tồn tại vì sự kém hiệu quả của nó.
Trong khi đó, mô hình hợp tác xã kiểu mới vẫn còn rất lúng túng về phương thức hoạt động và khiêm tốn về quy mô. Hệ thống lý luận định hướng cho sự phát triển của hình thức sở hữu này còn yếu và thiếu; tính dự báo còn kém; việc tổng kết thực tiễn còn chậm trễ. Hệ thống dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng phục vụ cho các hợp tác xã còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ; sự liên kết giữa khoa học - công nghệ và sản xuất, kinh doanh còn thiếu chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ phục vụ cho hợp tác xã còn yếu chưa bảo đảm được yêu cầu về trình độ, năng lực chuyên môn cũng như khả năng quản lý, chưa ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ được giao. Thiếu chuyên gia giỏi, am hiểu về hợp tác xã, thiếu cán bộ khoa học, công nhân có trình độ cao phục vụ cho thành phần kinh tế này. Chưa có chính sách hữu hiệu tạo động lực để thu hút nhân tài, như chế độ tiền lương còn nhiều bất cập, không khuyến khích được người lao động toàn tâm toàn ý vào công việc của mình và đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước. Mặt khác, việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã hiện nay nhìn chung còn rất hạn chế so với các ngành và lĩnh vực kinh tế khác. Các đơn vị kinh tế tập thể, nhất là các hợp tác xã, nhìn chung vẫn chậm được đổi