SGD NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆTNAM
2.2.3. Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn tại SGD NHĐT&PT Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Tăng trưởng về quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động
Nguồn vốn huy động tại SGD tăng trưởng nhanh, tốc độ cao, từ năm 2006 trở lại đây bình quân hơn 20% luôn chiếm khoảng 10% toàn hệ thống. Nếu năm 1995, tổng nguồn vốn huy động chỉ đạt con số khiêm tốn 392 tỷ đồng thì năm 2006 là 14.395 tỷ đồng đến năm 2007 là 19.281 tỷ đồng; đến năm 2008 con số này đã là 31.264 tỷ, gấp 2,17 lần so với 2006, tăng 62,1% so với năm 2007, huy động vốn 2009 đạt 22.119 tỷ đồng giảm 9.145 tỷ đồng (29,25%) so với năm 2008. Như vậy huy động vốn của SGD đều thể hiện sự tăng trưởng một cách vững chắc trên cơ sở cải tổ toàn diện, tăng thêm sức mạnh của đơn vị trên đà phát triển, huy động vốn của SGD chiếm khoảng 6,21% thị phần vốn huy động trên địa bàn Hà Nội. Riêng giai đoạn cuối năm 2008 và năm 2009 trong bối cảnh kinh tế chính trị xã hội biến động phức tạp, lãi suất huy động VND và USD có xu hướng giảm, trong khi đó thị trường chứng khoán có khả năng phục hồi, người dân có nhiều hướng đầu tư để kiếm lời nên huy động vốn của Sở Giao dịch cũng như các NHTM khác trên địa bàn có xu hướng giảm.
Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng quy mô nguồn vốn huy động (1995-2009) của SGD NHĐT&PT Việt Nam.
Đơn vị: Tỷ đồng
Sự thay đổi cấu trúc nguồn vốn huy động qua các năm.
* Cơ cấu nguồn vốn huy động theo tính chất nguồn vốn huy động.
Với mạng lưới huy động ngày càng mở rộng, các chương trình huy động vốn được xây dựng và điều hành một cách chủ động, cơ cấu nguồn vốn huy động ngày càng thể hiện sự phát triển về chất, phát triển theo chiều sâu.
Về tổng thể cơ cấu huy động vốn của SGD, tiền gửi luôn chiếm 85%, các nguồn phi tiền gửi chiếm 10% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên cơ cấu huy động ngày càng đa dạng và các loại hình huy động vốn đều có mức tăng trưởng khá, được chuyển dịch theo hướng tích cực, chủ động. Xem bảng 2.2
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo tính chất nguồn vốn huy động của SGD NHĐT&PTVN giai đoạn 2006 - 2009
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng NVHĐ 14.395 19.281 31.264 22.119 4.886 33,94 11.983 62,15 -9.145 -29,25 Tiền gửi TCKT 10.407 16.702 28,137 20.206 6.295 60,50 11.435 68,46 -7.931 -28,19 Tỷ trọng 72,30 86,60 90,0 91,35 Tiền gửi dâ cư 3.988 2.579 3.127 1.913 -1.409 -35,33 548 21,25 -1,214 -38,80 Tỷ trọng 27,70 13,40 10,0 8,65
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở Giao dịch các năm 2006-2009
Theo tính chất nguồn vốn huy động có thể thấy tiền gửi TCKT luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động, bình quân khoảng 79% giai đoạn 2006 - 2009. Năm 2007, tiền gửi của TCKT chiếm 86,6%% tổng nguồn vốn huy động, tăng 6.295 tỷ đồng ( 60,5% ) so với năm 2006. Năm 2008 tiền gửi TCKT tăng vượt bậc, chiếm 90% tổng nguồn vốn huy động, tăng 11.983 tỷ đồng (62,15%) so với năm 2007.Riêng năm 2009, tỷ trọng tiền gửi TCKT tăng so với năm 2008 là 91,35% nhưng lại giảm về số lượng tuyệt đối 9.145 tỷ đồng.
Nếu như các bộ phận nguồn vốn huy động khác biến động tăng giảm qua các năm thì nguồn vốn huy động từ các TCKT liên tục tăng trưởng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước và có thể được coi là nguồn vốn ổn định tạo nền tảng vốn bền vững, góp phần đưa tổng nguồn vốn huy động tăng vượt bậc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ về huy động vốn. Đây là một trong những ưu thế của SGD so với các NHTM khác trên địa bàn, một trong những điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động kinh doanh hiệu quả. Xem bảng 2.2
Tiền gửi TCKT thể hiện dưới hai dạng chủ yếu là: Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán (tiên gửi không kỳ hạn) trong đó tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm ưu thế so với tiền gửi không kỳ hạn cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, chiếm 70% tổng nguồn vốn huy động từ TCKT.
Tiền gửi có kỳ hạn thể hiện dưới dạng các hợp đồng tiền gửi rất linh hoạt về lãi suất, thời hạn. Lượng tiền gửi có kỳ hạn từ các TCKT thời gian qua tăng liên tục do kết quả của việc chủ động linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất kết hợp với tăng cường các biện pháp Marketing nhằm đảm bảo cung cấp gói sản phẩm đi kèm với các dịch vụ ưu đãi. Tiền gửi có kỳ hạn trước đây hầu như phổ biến ở bộ phận các DNNN, các Tổng công ty nay đã mở rộng với đối tượng khách hàng là các công ty TNHH, công ty cổ phần và các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài.
Tiền gửi không kỳ hạn hay tiền gửi phát hành séc của TCKT ngày cũng được quan tâm phát triển. Cùng với việc phát triển các hoạt động thanh toán, thời gian qua, SGD tích cực đẩy nhanh tiền gửi thanh toán của TCKT. Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán bình quân năm 2009 đạt 2000 tỷ, chiếm 13,56% tổng nguồn vốn huy động của SGD.
Huy động dân cư chiếm tỷ trọng bình quân 21%. Tuy nhiên thể hiện sự biến động mạnh hơn so với tiền gửi của TCKT. Năm 2007 huy động vốn dân cư giảm so với năm 2006 là 35,33%, mặc dù tổng nguồn vốn huy động vẫn tăng. Năm 2008 huy động vốn dân cư đạt 3.127 tỷ đồng song chỉ chiếm 10% trong tổng nguồn huy động. Năm 2009 huy động vốn dân cư đạt 1.913 tỷ đồng, chiếm 8,65% huy động vốn, giảm 38,80% so với năm 2008
Huy động vốn dân cư giảm sút một mặt là do các sản phẩm huy động vốn chưa thực sự mang tính đột phá và phải chịu sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất của các NHTM trên địa bàn. Mặt khác do những yếu tố khách quan của tình hình
lạm phát, giá vàng, bất động sản, ngoại tệ đã mang tới những cơ hội đầu tư khác cho khách hàng, điều này dẫn đến sự sụt giảm của nguồn vốn dân cư.
Bên cạnh tiền gửi thanh toán của các TCKT, từ năm 2005 trở lại đây SGD cũng quan tâm nâng cao tỷ trọng tiền gửi giao dịch của bộ phận khách hàng cá nhân. Với loại hình tiền gửi chi phí thấp này, SGD đã và đang tập trung phát triển tài khoản cá nhân, tăng tiện ích dịch vụ và sản phẩm ngân hàng hiện đại cho chủ tài khoản, phát triển dịch vụ thẻ ATM, mở rộng dịch vụ trả lương tự động.
Về tiền gửi tiết kiệm, ngoài các hình thức tiết kiệm thông thường SGD liên tục đưa ra các hình thức huy động linh hoạt, lãi suất hấp dẫn đi kèm với các hình thức khuyến mại tặng quà, tiết kiệm dự thưởng.
Ngoài ra, SGD còn kết hợp tiền gửi tiết kiệm với tiền gửi thanh toán tạo thuận lợi tối ưu cho khách hàng. Đó là tiết kiệm ổ trứng vàng; với tính chất như tài khoản không kỳ hạn, cho phép khách hàng rút tiền bất cứ lúc nào từ hệ thống ATM và cho phép kết nối linh hoạt giữa tài khoản tiết kiệm ổ trứng vàng và tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Trong khi đó, tiết kiệm ổ trứng vàng lại được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn; số tiền gửi càng cao thì lãi suất càng hấp dẫn. Tuy nhiên hiện nay, nguồn tiền gửi dân cư có xu hướng giảm sút. Đặc biệt là nguồn tiền gửi tiết kiệm liên tục biến động do tác dụng của nhiều nhân tố: lạm phát, nới lỏng các quy định quản trị cạnh tranh gay gắt. Cũng như nhận thức ngày càng cao của khách hàng tiền gửi khi so sánh lợi tức kỳ vọng của việc gửi tiền vào ngân hàng với các loại hình đầu tư khác như chứng khoán hay bất động sản đã và đang tạo ra những thay đổi lớn trong cấu trúc nguồn tiền gửi và từ đó ảnh hưởng đến chi phí của việc thu hút tiền gửi.
Mỗi loại nguồn vốn có những đặc điểm, tính chất khác nhau về lãi suất, chi phí, thanh khoản nên việc xác định cơ cấu của từng loại nguồn vốn trong
tổng nguồn vốn huy động cũng như sự kết hợp tối ưu các nguồn vốn sẽ giúp hạn chế rủi ro đồng thời tạo nền vốn ổn định.
Vì vậy đối với các nhà quản trị khả năng cân đối giữa chi phí và lợi ích thu được từ từng bộ phận vốn huy động là vấn đề còn phải được xem xét đánh giá một cách chính xác trong mối quan hệ với chính sách khách hàng mục tiêu trong từng thời kỳ. Việc tăng hay giảm từng bộ phận nguồn vốn nên gắn với chính sách cụ thể.
* Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn.
Xét theo kỳ hạn nguồn vốn, kỳ hạn ngắn hạn (tiền gửi dưới 1 năm và tiển gửi thanh toán) và kỳ hạn dài (gồm các loại tiền gửi, CCTG trên 1 năm, trái phiếu)
Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân chia theo kỳ hạn năm 2006 - 2009 của Sở Giao dịch NHĐT& PT VN
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng NVHĐ 14.395 19.281 31.264 22.119 4.886 33,94 11.985 62,15 -9.145 -29,25 Ngắn hạn 8.022 11.767 25.949 17.840 3.745 46,68 14.182 120,52 -8,109 -31,95 Tỷ trọng 55,73 61,62 83,00 80,66 Trung dài hạn 6.373 7.514 5.315 4.279 1.141 17,90 -2.199 -29,26 -1.036 -19,49 Tỷ trọng 44,27 38,38 17,00 19,34
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở Giao dịch các năm 2006-2009.
Về tổng thể, nguồn vốn ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế so với nguồn vốn trung dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động, song nguồn vốn trung và dài hạn có sự dịch chuyển tích cực trong năm 2006 và năm 2007. Năm 2006 là 44,27%, năm 2007 là 38,38%. Riêng giai đoạn năm 2008,2009 huy động
trung dài hạn giảm sút chiếm 17% tổng nguồn vốn huy động năm 2008 và 19,34% năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất thị trường VND năm 2008 biến động mạnh. Cụ thể là có nhũng lúc tăng cao đến 18% đối vời kỳ hạn ngắn (6 tháng) vì thế tâm lý người dân không ổn định vì họ mong chờ lãi suất cao hơn. Mặt khác do những yếu tố khách quan của tình hình lạm phát, giá vàng, bất động sản, ngoại tệ đã mang tới những cơ hội đầu tư khác cho khách hàng, người dân ưa thích gửi kỳ hạn ngắn để linh hoạt trong qua trình đầu tư dẫn đến Huy động ngắn hạn tăng cao 83%.
Nếu các NHTM khác trên cùng địa bàn có nguồn tiền gửi dài hạn trên dưới 10% thì SGD NHĐT&PTVN có tỷ lệ tiền gửi dài hạn khá cao, chiếm trung bình trên 35% tổng nguồn vốn huy động.
Trong năm 2005,2006, tuy nguồn vốn trung dài hạn không lớn hơn tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn nhưng cả hai nguồn vốn trung dài hạn và ngắn hạn đều tăng là kết quả của việc phát hành một loạt công cụ dài hạn để huy động vốn như: trái phiếu, tăng vốn; CCTG USD kỳ hạn 3- 5 năm, trái phiếu VND kỳ hạn 3 - 5 năm cùng với đa dạng hoá hình thức huy động vốn ngắn hạn như phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm dự thưởng, sản phẩm tiền gửi lãi suất phân tầng, tiết kiệm rút dần, tiết kiệm lĩnh lãi linh hoạt theo chỉ đạo NHĐT&PTVN. Xu hướng phát triển huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu dài hạn cùng với việc không phải thực hiện dự trữ bắt buộc đối với các nguồn vốn dài hạn, SGD NHĐT&PTVN có được nguồn tiền gửi với lãi suất ổn định và kỳ hạn linh hoạt đã mở rộng đầu tư cho vay trung và dài hạn trong khi vẫn đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay dài hạn theo quy định của NHNN (Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn không quá 25%, đối với TCTD nhà nước hiện nay tăng lên 40%). Việc đa dạng hoá các kỳ hạn tiền gửi theo hướng tăng dần tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn cho thấy định hướng chiến lược của SGD trong công tác huy động vốn tận dụng
tăng trưởng nguồn vốn TDH, ổn định để phục vụ cho vay trung dài hạn, đảm bảo cân đối kỳ hạn giữa nguồn và sử dụng nguồn.
* Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ
Trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi VND luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng mạnh, huy động ngoại tệ thấp và chưa tương xứng với tiềm năng.
Bảng 2.4. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tệ 2006 - 2009 của SGD NHĐT&PTVN
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng NVHĐ 14.395 19.281 31.264 22.119
Huy động VND 12.228 16.253 17.258 12.461
Tỷ trọng 84,94 84,29 55,20 56,30
Huy động ngoại tệ 2.167 3.028 14.006 9.658
Tỷ trọng 15,06 15,71 44,80 43,60
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở Giao dịch các năm 2006-2009.
Trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi VND luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng mạnh, huy động ngoại tệ còn thấp. Tuy nhiên với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng cao và phục vụ với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng cao và phục vụ cho kinh doanh hiện đại, SGD NHĐT&PTVN chủ động tăng nhanh tiền gửi ngoại tệ qua các năm với tỷ lệ khá cao, bình quân 30% tổng nguồn vốn huy động. Lãi suất và tỷ giá là nhân tố tác động lớn đến luồng chu chuyển gửi VND và ngoại tệ (USD) trên tài khoản tiền gửi tại các NHTM Việt Nam trong đó có SGD.
Năm 2006, 2007 tỷ giá và lãi suất ổn định, người gửi tiền thường gửi tiết kiệm VND vì gửi VND có lợi hơn do lãi suất gửi VND cao gấp 2 - 3 lần lãi suất USD, tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi VND tăng gấp 2 lần. Huy động vốn ngoại tệ năm 2006 - 2007 đạt mức ổn định 15,06 và 15,71%. Riêng các năm 2008, 2009 do tỷ giá USD so với VND biến động khá mạnh tăng cao, VND dần mất giá so với USD nên dân cư có xu hướng gửi USD để giữ giá đồng tiền. Tỷ trọng huy động ngoại tệ đạt 44,80% năm 2008 và 43,06% năm 2009,
với nguồn vốn huy động USD dồi dào như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của SGD, chủ động đáp ứng nhu cầu khách hàng, tự chủ trong việc đảm bảo trạng thái ngoại tệ trong điều kiện vốn ngoại tệ điều chuyển từ HSC hầu như rất ít và không thường xuyên.
Kiếm soát lãi suất chi phí huy động vốn.
Lãi suất của các loại tiền gửi liên tục được điều chỉnh để phù hợp với từng loại hình huy động, tạo động lực khuyến khích với khách hàng, gia tăng quy mô khối lượng nguồn vốn, đa dạng hóa chủng loại các sản phẩm tiền gửi.
Trước 06/2002, với cơ chế điều hành lãi suất trực tiếp của NHNN, lãi suất huy động và cho vay của các NHTM được xác định trên cơ sở biên độ giao động của lãi suất cơ bản (thực chất vẫn là trần lãi suất tiền gửi và sàn lãi suất cho vay).
Kể từ tháng 06/2002, NHNN Việt Nam bắt đầu thực hiện tự do hóa lãi suất, áp dung cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận VNĐ, cơ chế lãi suất thả nổi USD. Các TCTD được phép chủ động quy định lãi suất tiền gửi và cho vay của mình trên cơ sở ,cung cầu vốn, dựa trên quan hệ khách hàng và diễn biến khách hàng. Lãi suất cơ bản do NHNN công bố chỉ có tính chất tham khảo. Bên cạnh đó NHNN vẫn công bố lãi suấ chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.
Trên cơ sở sự chỉ đạo sát sao của NHĐT&PTVN về việc quản trị điều hành lãi suất huy động vốn cũng như đảm bảo mục tiêu kinh doanh và khả năng cạnh tranh, các mức lãi suất mà SGD áp dụng trong suốt thời gian qua đã phản ánh tương đối sát lãi suất trên thị trường, phản ánh sự chủ động trong