Việc đánh giá hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động đòi hỏi phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu cả định tính và định lượng. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, luận văn sẽ trình bày một số nội dung cơ bản sau:
Một là, chỉ tiêu tăng trưởng quy mô nguồn vốn huy động
+ Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động:
Trong đó: Lt: Tổng nguồn vốn huy động năm t; L0: Tổng nguồn vốn huy động theo kế hoạch; Tổng vốn huy động kỳ gốc. L > 0 nguồn vốn tăng trưởng tốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng, L < 0 nguồn vốn giảm sút so với kế hoạch hay năm gốc.
+ Tốc độ tăng trưởng từng lợi trong cơ cấu nguồn vốn huy động trong đó: Lit: Nguồn vốn huy động loại i năm t; Li0: Nguồn vốn huy động loại i theo kế hoạch hay năm gốc. Ngân hàng có thể xem xét việc phát triển mở rộng các nguồn trên cơ sở tăng trưởng hợp lý các nguồn qua các năm.
+ Tỷ trọng nguồn vốn huy động của ngân hàng so với nguồn vốn huy động toàn hệ thống và các chi n hánh ; và tốc độ tăng trưởng
nguồn vốn huy động của ngân hàng so với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động toàn hệ thống và các chi nhánh: ; .
Trong đó: Lhtt: tổng nguồn vốn huy động toàn hệ thống; Lcni: nguồn vốn huy động của một số chi nhánh trong cùng hệ thống và trên địa bàn. Chỉ tiêu này càng cao, thị phần huy động vốn của ngân hàng càng mở rộng.
Thứ hai, sự thay đổi cấu trúc nguồn vốn huy động.
+ Tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn huy động: . Tỷ trọng nguồn vốn huy động có thể phân chia theo một số loại sau: * Phân chia theo kỳ hạn (ngắn hạn, dài hạn): Tiền gửi không kỳ hạn/tổng vốn huy động; tiền gửi có kỳ hạn/tổng vốn huy động...Nguồn vốn dài hạn càng tăng ngân hàng càng có khả năng tạo được nền vốn ổn định, lâu dài.
* Phân chia theo nguồn vốn hình thành: Huy động từ dân cư/Tổng vốn huy động; Tiền gửi có kỳ hạn/Tổng vốn huy động...Nguồn vốn dài hạn càng tăng ngân hàng càng có khả năng tạo được nền vốn ổn định, lâu dài.
* Phân chia theo nguồn hình thành: Huy động từ dân cư/Tổng vốn huy động; Huy động từ doanh nghiệp và c ác TCKT/Tổng vốn huy động; Tiền gửi cảu các Tổ chức tài chính/Tổng vốn huy động. Qua đó, đánh giá tính ổn định cao hơn so với nguồn tiết kiệm của dân cư.
* Phân chia theo thị trường: Nguồn vốn huy động trong nước/Tổng vốn huy động; Vốn huy động từ nước ngoài/Tổng vốn huy động.
* Phân chia theo ngoại tệ: Huy động VNĐ/Tổng nguồn vốn huy động; Huy động ngoại tệ/Tổng nguồn vốn huy động.
+ Sự thay đổi tỷ trọng các loại ngoài dLt - dL0 và sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng các loại nguồn vốn huy động qua các năm: =
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng tìm kiếm các công cụ huy động vốn mới nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí huy động, phát triển thị trường nợ của ngân hàng đồng thời phản ánh khả năng thay thế các nguồn vốn đáp ứng được yêu cầu về lĩnh vực, loại hình đầu tư vốn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó có thể là việc thay thế nguồn vốn ngắn hạn bằng dài hạn, phát hành GTCG thay cho tiền gửi nhằm tăng tính ổn định và tăng khả năng cho vay dài dạn.
Ba là, chỉ tiêu tổng nguồn vốn huy động/tổng dư nợ và cho vay đầu tư
Chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn, là một thước đo thường được các ngân hàng chú trọng đến nhiều nhất. Tỷ lệ này cho biết bao nhiêu dư nợ của ngân hàng được tài trợ từ tiền gửi. Đồng thời nó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động, nó cho phép so sánh khả năng huy động của ngân hàng so với 1 đồng cho vay. Chỉ tiêu này nên được duy trì ở mức hợp lý tuỳ thuộc vào tiềm lực của ngân hàng. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này tăng mạnh cho thấy ngân hàng có lượng vốn dự phòng ít hơn để tài trợ cho sự tăng trưởng của ngân hàng và để bảo vệ nó trước sự biến động của nguồn vốn huy động, đặc biệt đối với một ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn tiền gưi của khách hàng để tài trợ cho tăng trưởng tín dụng.
Bốn là, tỷ lệ vốn ngắn hạn/cho vay trung dài hạn
So sánh với quy định của NHNN và với mức bình quân của ngành, hệ thống chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng đang duy trì một cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn bất hợp lý, thiếu tính bền vững.
Ngoài ra, còn có một số chỉ tiêu Dư nợ ngắn hạn/Nguồn vốn ngắn hạn; Dư nợ dài hạn/Nguồn vốn dài hạn cũng cho thấy khả năng cân đối nguồn vốn - sử dụng vốn. Nếu tỷ lệ này lớn chứng tỏ chi phí lớn mà thu nhập thấp, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn chứng tỏ ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao.
Năm là, chỉ tiêu cân đối nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế. Tuy nhiên, việc duy trì một khối lượng tiề gưi quá lớn so với vốn tự có sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng vì vậy chỉ tiêu này cần đảm bảo ở mức hợp lý.
+ Lt/Rt: Nguồn vốn huy động/tổng nguồn vốn; Lt/Bt: Nguồn vốn huy động/Vốn vay; Chỉ tiêu này phản ánh khả năng cân đối các loại nguồn vốn của ngân hàng, nếu chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng phụ thuộc lớn vào tài trợ từ bên ngoài; nếu quá thấp khả năng huy động vốn gặp khó khăn.
Sáu là, các chỉ tiêu phản ánh chi phí huy động
+ Chi phí huy động từng loại nguồn vốn theo kỳ hạn, hình thức, mục đích so với tổng chi phí huy động.
+ Lãi suất, chi phí huy động bình quân/Lãi suất chi phí huy động bình quân của hệ thống, của toàn ngành, các ngân hàng trên địa bàn.
+ Chi phí phải trả bình quân cho một đồng vốn huy động
: Tổng chi phí trả lãi năm t: Lt: Tổng nguồn vốn huy động năm tĩa Ngân hàng có thể điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động vào sao cho mức chi phí bình quân và tổng chi phí là thấp nhất. Chi phí huy động càng thấp cdó nghĩa là chính sách, chiến lược huy động vốn càng hiệu quả, khả năng điều hành lãi suất càng được cải thiện. Tuy nhiên, chi phí huy động cần phải được đảm bảo ở mức hợp lý với sự gia tăng quy mô.
+ Chênh lệch lãi suất bình quân trong đó: Asl:
Tổng tài sản có sinh lời; thu từ lãi cho vay, đầu tư; : Chi phí trả lãi tiền gửi; L: tổng nguồn vốn huy động.
+ Thu nhập lãi cận biên (NIM) = (A: Tổng tài sản) + Chênh lệch lãi suất huy động với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ.
Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay, đầu tư càng lớn, khả năng lợi nhuận càng chắc chắn, khẳng định tính đúng đắn hiệu quả của các chương trình, chính sách huy động vốn.
Tám là, các chỉ tiêu phản ánh rủi ro
* Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của NHTM.
+ Tiền mặt và TSC khác có thể chuyển thành tiền mặt/Tổng tiền gửi; Tỷ lệ DTBB và dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán theo quy định.
+ TSC lỏng 1 hay TSC có thể thanh toán ngay 1. Chỉ tiêu này < 1 TSN dễ biến động TSN phải thanh toán ngay
chứng tỏ khả năng rủi ro thanh khoản cao.
Chỉ tiêu này đo lường độ dày của tấm đệm bảo vệ tài sản Có lỏng cung cấp sau khi đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tài trợ vốn bắt buộc mà vẫn có khả năng đảm bảo chi trả một cách chủ động.
Thời hạn gửi BQ của nguồn vốn huy động (DL)
= Số dư huy động BQ X Số ngày trong kỳ (12T) Tổng nguồn vốn huy động trong kỳ
Thời hạn TB của món vay, đầu tư (DA)
= Dư nợ huy động BQ x Số ngày trong kỳ (12T) Tổng dư nợ, đầu tư
+ Khe hở kỳ hạn = DA - DL
Khe hở lãi suất (GAP) = TSC nhạy cảm lãi suất - TSN nhạy cảm lãi suất Hai chỉ tiêu này phản ánh rủi ro lãi suất hay rủi ro tỷ giá khi huy động và cho vay bằng ngoại tệ. DA - DL > 0 (GAP > 0) lãi suất tăng, rủi ro nảy sinh do tài trợ TSN. Nếu DA - DL < 0 lãi suất giảm, rủi ro do tái đầu tư TSC. Vòng quay vốn huy động và vòng quay tín dụng phải cân đối đảm bảo khe hở lãi suất càng thấp càng tốt(bằng 0) nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
* Rủi ro tín dụng: Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ. So sánh chỉ tiêu này với quy định cảu NHNN và hệ thống xem xét ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn vốn mức độ bị ứ đọng vốn, không phát huy được hiệu quả sử dụng trong thực tiễn.
Chín là, một số chỉ tiêu định tính khác
Huy động vốn ngân hàng liên quan đến nhiều chủ thể trong nền kinh tế, vì vậy các chỉ tiêu định tính luôn được xem xét nhằm đảm bảo lợi ích của các bên liên quan trong quan hệ huy động vốn: ngân hàng, người gửi tiền, người sử dụng vônd và toàn bộ nền kinh tế.
+ Kết quả thực hiện các kế hoạch đề ra: Được xác định bằng cách so sánh khái quát kết quả mà các chương trình huy động vốn mang tính chủ quan hay khách quan cũng như lợi ích của đối tác trong quan hệ vay vốn và cho vay vốn.
+ Tác động lan toả và tính bền vững của các chương trình huy động vốn: Đó chính là những bài học quý trong công tác huy động vốn và quản trị nguồn vốn huy động không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có khả năng lan truyền toàn hệ thống, toàn nghành tạo nền vốn ổn định, nền tảng cho sự phát triển bền vững.
+ Mức độ tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Trong điều kiện đa dạng hoá sự lựa chọn, bên cạnh việc đo lường quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, sự tinh tưởng mà khách hàng dành cho ngân hàng chính là chỉ tiêu đánh giá thực chất khả năng phát triển, thương hiệu ưu thế của ngân hàng và lợi thế kinh doanh của ngân hàng.
+ Mức độ tuân thủ các chỉ tiêu về giới hạn, sự tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng, tính lành mạnh trong kinh doanh.
+ Đóng góp vào sự phát triển an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Đây thực chất là chỉ tiêu tổng hợp của các chỉ tiêu trên bởi bản thân ngân hàng hoạt động mang tính hệ thống. Hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động vốn; khả năng giữ vững kết quả kinh doanh trong những tình huống biến động thị trường; hạn chế tổn thất có khi biến động bất khả kháng; khả năng phát triển các công cụ phi tiền gửi trong tổng nguồn vốn huy động là cơ sở để phát triển thị trường tài chính.
Hiệu quả, an toàn trong huy động vốn được đánh giá trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu cơ bản trên các chỉ tiêu khác góp phần vào sự phát triển thịnh vượng của toàn hệ thống ngân hàng.