SGD NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆTNAM
2.2.1 Chỉ đạo điều hành huy động vốn tại Sở giao dịch NHĐT&PT Việt Nam.
Việt Nam.
Huy động vốn được coi là nghiệp vụ kinh doanh thương mại chủ yếu bên nguồn vốn, đóng vai trò quan trọng đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn của NHTM. Vì vậy, hoạt động huy động vốn của các NHTM được quản trị hết sức chặt chẽ thông qua các đạo Luật về ngân hàng và các văn bản dưới luật, các quy định cụ thể tại từng hệ thống ngân hàng.
Nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn vốn huy động, công tác chỉ đạo điều hành tại SGD được quan tâm đúng mức: quy định về hoạt động huy động tiền gửi thường xuyên được cật nhật, các văn bản chỉ đạo điều hành luôn được ban hành kịp thời, phù hợp với quá trình triển khai phát triển các hoạt động huy động vốn.
*Loại văn bản về quy định pháp luật
Ở Việt Nam, hoạt động huy động vốn của các NHTM được quy định bằng văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất liên quan đến từng ngân hàng, đó là Luật các TCTD ban hành năm 1997 (điều 45 và khoản 9/điều 20) và được sửa đổi bổ sung vào năm 2004. Ngoài ra, hoạt động huy động vốn còn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp quy có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp như: Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 của Chính Phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Nghị định 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi và Nghị định 109/2005/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 89/1999/NĐ-CP; Nghị định số 30- NH/QĐ ngày 17/03/1989 về ban hành thể lệ tiền gửi tiết kiệm; Nghị định số 39/2000/QĐ-NHNN ngày 21/01/2000 về chế độ tiết kiệm bằng ngoại tệ; Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/09/2004 về quy chế nhận tiền tiết
kiệm; Quyết định 2/2005/ QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày 04/01/2005 về việc ban hành quy chế phát hành GTCG của TCTD để huy động vốn trong nước.
* Loại văn bản về hướng dẫn cơ chế, nghiệp vụ.
- Bên cạnh các văn bản pháp luật liên quan, hoạt động huy động vốn của SGD NHĐT&PTVN được quy định cụ thể trong "Quy trình huy động vốn và
điều hành vốn" -QĐ-NV-02 ban hành ngày 14/11/2001 của NHĐT&PTVN.
Theo đó huy động vốn và quản trị huy động vốn nhằm những mục đích: + Nhằm khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức và dân cư. + Tạo nền tảng vốn tăng trưởng, phát triển ổn định bền vững.
+ Làm cơ sở để điều hành công tác nguồn vốn trong toàn hệ thống một cách bài bản có hiệu quả, nâng cao thị phần, củng cố và giữ vị thế của NHĐT&PTVN.
Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn và quản trị nguồn vốn huy động chịu sự điều chỉnh của cơ chế điều chuyển vốn nội bộ theo quy định về định giá chuyển vốn nội bộ FTP (theo Quyết định số 10033/QĐ-NHKD1 ngày 26/12/2006 của Tổng giám đốc NHĐT&PTVN) thay thế bằng công văn số 2175/CV-NVKD1 về điều chỉnh cơ chế điều hành vốn nội bộ ngày 29/04/2005.
- Duy trì nghiệp vụ liên quan đến huy động vốn như: Quy trình huy động vốn ban hành theo Quyết định số 209/QĐ-HĐQT ngày 20/12/2005 của Chủ tịch HĐQT; quy trình huy động vốn từ TKTG của TCKT; Quy trình tiền gửi có kỳ hạn, quy trình tiền gửi không kỳ hạn; Quy trình tiền gửi tiết kiệm; Quy trình huy động trái phiếu; các công văn, thông báo về lãi suất, kỳ hạn...
- Hướng dẫn triển khai các chương trình động huy động vốn mới; Huy động tiết kiệm bậc thang, huy động tiết kiệm lãi suất phân tầng, tiết kiệm dự thưởng...
- Hướng dẫn triển khai các nội dung khác như: mẫu báo cáo, ấn chỉ, mẫu hồ sơ chứng từ liên quan đến hoạt động huy động vốn để phục vụ tốt hơn cho công tác theo dõi, thống kê, quản trị giám sát các chương trình huy động vốn.
*Loại văn bản chấn chỉnh đôn đốc từ Hội sở chính
- Chấn chỉnh hoạt động theo dõi, quản trị hồ sơ khách hàng, rà soát thông tin khách hàng tiền gửi và tiền vay trên cơ sở kiểm tra của các Đoàn kiểm tra, kiểm toán.
- Đôn đốc các chi nhánh đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các kế hoạch huy động vốn trung dài hạn; phát hành trái phiếu, chi trả lãi trái phiếu...
* Các loại văn bản khác: liên quan đến việc phúc đáp, trả lời các vấn đề liên quan đến công tác huy động vốn giữa HSC và SGD, các chi nhánh.
Việc ban hành và triển khai các văn bản đã tạo khung pháp lý giúp SGD triển khai có hiệu quả các chương trình huy động vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư và cho vay đồng thời tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát.