Tính giai đoạn cần năng suất hơi lớn nhât.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp THIẾT KẾ XƯỞNG BIA NHÀ HÀNG NĂNG XUẤT 500LIT/NGÀY (Trang 79 - 80)

Phần 6/ Tính Hơi – Nước – Điện – Lạnh

6.1.2.Tính giai đoạn cần năng suất hơi lớn nhât.

Ở đây ta thấy có hai giai đoạn cần năng suất hơi lớn nhất là giai đoạn đường hoá và giai đoạn nấu hoa.

Ta sẽ tính và so sánh giai đoạn nào cần năng suất hơi lớn nhất và chọn năng suất nồi hơi đáp ứng được nhu cầu của giai đoạn đó.

a. Tính cho giai đoạn đường hoá

Trong quá trình đường hóa ta phải tiến hành đun nước nóng để chuẩn bị cho quá trình rửa bã. Giai đoạn đun nước nóng coi như tăng nhiệt đều trong thời gian đường hoá. Khi đường hoá xong thì có nước nóng ở nhiệt độ 77oC.

Quá trình đường hoá tiến hành trong thời gian khoảng 3 giờ. Vậy tốc độ cấp nhiệt cho thùng nước nóng là:

52380,42 : 3 = 17460,14 (kcal/h).

Trong giai đoạn đường hoá do yêu cầu công nghệ nên có giai đoạn cần nâng nhiệt với tốc độ 1oC/phút. Ta có khối lượng dịch trong nồi đường hoá là G = 1097,44 (kg). Và nhiệt dung riêng của dịch được tính như trên là 0,9 (kcal/kgoC).

Vậy lượng nhiệt cần để nâng nhiệt độ của khối dịch lên 1oC là: 1097,44 x 0,9 = 987,696 (kcal). Để đảm bảo tốc độ nâng nhiệt là 1oC/phút thì tốc độ cấp nhiệt cho giai đoạn này là 987,696 kcal/phút hay là 987,696 x 60 = 59261,76 (kcal/h).

Vậy tốc độ cấp nhiệt cần cho giai đoạn đường hoá là 59261,76 + 17460,14 = 76721,91 (kcal/h)

b. Tính cho giai đoạn nấu hoa.

Ta tiến hành nấu hoa trong 90 phút kể từ lúc nồi hoa bắt đầu sôi. Trong 90 phút sôi hoa này lượng nước bốc hơi là : 10% và lượng nhiệt cần cấp như

đã tính ở trên là 65070 kcal. Quá trình tiến hành trong khoảng thời gian là 90 phút nên tốc độ cấp nhiệt cần là: 90

6065070x 65070x

= 43380 (kcal/h)

So sánh tốc độ cấp nhiệt của hai giai đoạn ta thấy tốc độ cấp nhiệt cho giai đoạn đường hoá là lớn nhất. Vậy ta tính và chọn nồi hơi có năng suất đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn này (năng suất 76721,91 kcal/h).

a. Năng suất hơi được tính theo công thức sau: D = tx(i−λ)

Q

Với t là thời gian cấp nhiệt. Q là lượng nhiệt cần cấp.

i là nhiệt hàm của hơi nước ở áp suất làm việc (ở đây ta chọn áp suất làm việc của hơi nước là 2,5kg/cm2). i = 640 kcal/kg

λ

là nhiệt hàm của nước ngưng. λ

= 100 kcal/kg. D là năng suất hơi (kg/h)

Vậy năng suất hơi cần là : D = 1 (640 100) 91 , 76721 − x = 142,1 (kg/h).

Ta giả sử tổn thất hơi trong quá trình vận chuyền là 10% vậy năng suất thực tế hệ thống nồi hơi cần cung cấp là:

Dnh = D:0,9 = 142,1:0,9 = 157,9 (kg/h). b. Chọn nồi hơi.

Dựa vào năng suất hơi lớn nhất cần cung cấp như tính ở trên ta chọn hệ thống nồi hơi có đặc điểm như sau:

 Ta chọn nồi hơi sử dụng nhiên liệu là khí thiên nhiên.

 Sử dụng 3 nồi hơi. Năng suất mỗi nồi là 80 kg/h. Trong đó một nồi hơi để dự phòng.

 áp suất làm việc của nồi hơi là 8 at.

 Nhiệt độ hơi là 183 oC.

 Hệ số hữu ích là 80%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nồi hơi có hệ thống tự động ngắt và báo động khi không có nước. Nồi hơi phải cài đặt được áp suất tối đa để khi áp suất vượt qúa thì tự động ngắt.

6.2. Tính lạnh.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp THIẾT KẾ XƯỞNG BIA NHÀ HÀNG NĂNG XUẤT 500LIT/NGÀY (Trang 79 - 80)