Các chiến lượ cở giai đoạn suy giảm

Một phần của tài liệu De cuong bai giang quản trị chiến lược (Trang 48 - 49)

Lý do của sự suy giảm: Sự cạnh tranh nước ngoài và sự thay thế sản phẩm.

+ Các doanh nghiệp thường theo đuổi chiến lược tập trung thị trường và cắt giảm chi phí. Chiến lược tập trung sẽ giúp doanh nghiệp cố gắng cung cấp các sự lựa chọn sản phẩm và thị trường của mình. Nó sẽ giúp cho doanh nghiệp tồn tại trong giai đoạn suy giảm.

+ Doanh nghiệp cần phải hạn chế hoặc giảm đầu tư vào kinh doanh. Doanh nghiệp có thể cắt giảm đòi hỏi ngành hoặc khai thác càng nhiều càng tốt các hoạt động đầu tư trước đây. Phương pháp này đôi khi gọi là chiến lược thu hoạch vì doanh nghiệp giảm đến mức tối thiểu tài sản mình đang sử dụng trong kinh doanh và bỏ qua đầu tư vì lợi nhuận tức thì.

+ Nếu doanh nghiệp ở trong tình trạng vị thế cạnh trang yếu có thể áp dụng chiến lược xoay chuyển hay lật ngược tình thế. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để cạnh tranh trong ngành không và sự cạnh tranh như thế sẽ tốn bao nhiêu chi phí?

Nếu doanh nghiệp này không xoay chuyển được hoặc do vị thế cạnh tranh không thuận lợi hoặc do sản phẩm đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống, thì hai phương án có thể sử dụng đó là: Thanh lý hoặc giải thể.

4.3. Các chiến lược dài hạn của doanh nghiệp

4.3.1. Chiến lược hợp nhất hay liên kết theo chiều dọc- Khái niệm - Khái niệm

+ Sự hợp nhất theo chiều dọc có nghĩa là một doanh nghiệp tự đảm nhận sản xuất và cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất (hợp nhất ngược chiều) hoặc tự hợp nhất khâu tiêu thụ sản phẩm (hợp nhất xuôi chiều). Hợp nhất liên quan đến chuỗi giá trị gia tăng nào của chuỗi sản xuất từ nguyên liệu thô đến khách hàng.

+ Ngoài ra còn phân biệt hợp nhất từng phần và hợp nhất toàn bộ:

* Hợp nhất từng phần xẩy ra khi một doanh nghiệp mua các yếu tố đầu vào từ những nhà cung cấp độc lập bên cạnh các nhà cung cấp chính hoặc khi doanh nghiệp giải quyết đầu ra thông qua những kênh phân phối độc lập bên cạnh những kênh phân phối chính.

* Hợp nhất toàn bộ được thực hiện khi doanh nghiệp sản xuất tất cả các đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hoặc tự đảm nhận đầu ra thông qua các kênh phân phối riêng.

Lưu ý: Chiến lược hợp nhất không dẫn đến việc thay đổi công nghệ hiện tại của doanh nghiệp.

+ Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp có hai giải pháp: * Mua lại doanh nghiệp khác;

* Phát triển nội bộ ở cấp cơ sở kinh doanh.

Một phần của tài liệu De cuong bai giang quản trị chiến lược (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w