Lựa chọn chiến lược:

Một phần của tài liệu De cuong bai giang quản trị chiến lược (Trang 59 - 61)

gắng khống chế đối thủ và trì hoãn sự khởi đầu, hoặc các doanh nghiệp phải cùng tìm ra các biện pháp phối hợp với nhau để có thể cùng thấy được lợi ích chung về các hoạt động của họ.

4.4.2.4. Chiến lược cung cấp và phân phối trong ngành chín muồi

- Khi một ngành đã hợp nhất bao gồm một ít doanh nghiệp lớn thì ngành đó giành được thế mạnh đối với các khách hàng và các nhà cung cấp.

- Những người cung cấp trở nên phụ thuộc vào ngành trong việc bán các sản phẩm đầu ra của họ và khách hàng trở nên phụ thuộc vào ngành trong việc mua hàng của ngành.

- Chiến lược hợp nhất theo chiều dọc áp dụng đối với những doanh nghiệp muốn nắm quyền cung cấp và nắm các hoạt động phân phối, từ đó doanh nghiệp có khả năng quản lý được các chiến lược về chi phí, giá cả và phi giá cả, đồng thời tăng được uy tín và chất lượng sản phẩm.

4.4.2.5. Chiến lược trong các ngành đã bị suy thoái- Tính chất khắc nghiệt của sự giảm sút: - Tính chất khắc nghiệt của sự giảm sút:

+ Cạnh tranh trong ngành suy thoái khốc liệt hơn trong các ngành khác;

+ Cạnh tranh là khốc liệt hơn trong các ngành suy giảm mà lại có rào ngăn cản cao, do đó không thể rút lui khỏi thị trường. Năng lực sản xuất của ngành dư thừa so với nhu cầu, do vậy cạnh tranh về giá cũng trở lên dữ dội hơn.

+ Cạnh tranh trở lên khốc liệt hơn trong các ngành đang bị giảm sút mà ở đó chi phí cố định là cao (ngành Thép).

+ Chiến lược lãnh đạo: là chiến lược yêu cầu trở thành người giữ vai trò thống

lĩnh trong ngành đang bị suy thoái. Tức là giàng lấy thị phần từ những doanh nghiệp đang rút lui khỏi ngành. Nó rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp có điểm mạnh vượt trội.

+ Chiến lược thị trường thích hợp: Là tập trung vào việc tìm ra một thị trường mà

ở đây sự suy giảm là chậm hơn khi xét cho toàn ngành. Nó có ý nghĩa đối với doanh nghiệp có sức mạnh độc nhất tương xứng với thị trường này.

+ Chiến lược thu hoạch: Là tối ưu hoá dòng tiền. Nó có ý nghĩa khi doanh nghiệp

nhìn thấy trước sự suy giảm và cụ thể là thấy trước sự cạnh tranh khốc liệt hoặc khi doanh nghiệp thiếu sức mạnh trong mối tương quan với tập hợp các nhu cầu còn lại trong ngành.

+ Chiến lược rút lui: Là bán tống bán tháo toàn bộ công việc kinh doanh này cho

hãng khác. Nó rất phù hợp khi doanh nghiệp có rất ít thế mạnh liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu còn lại trong ngành và khi cạnh tranh trong ngành suy giảm sẽ trở lên khốc liệt.

Chương 5: CHIẾN LƯỢC BỘ PHẬN VÀ LĨNH VỰC

(Số tiết 09: Trong đó: 06 tiết lý thuyết, 03 tiết thảo luận)

5.1. Chiến lược cấp bộ phận

5.1.1. Khái niệm và đặc trưng của chiến lược cấp bộ phận

Derek F.Abell đã định nghĩa về doanh nghiệp như là một quá trình kết hợp các quyết định về nhu cầu khách hàng, đối tượng khách hàng và năng lực phân biệt của doanh nghiệp.

Ba yếu tố này chính là nền tảng cho sự lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu De cuong bai giang quản trị chiến lược (Trang 59 - 61)