+ Tỷ lệ thất bại cao của đổi mới: Khi đổi mới sản phẩm có tới 12 đến 20% các sản phẩm mới thực sự sinh lời khi đưa ra thị trường, 80 đến 88% là không sinh lợi. Ví dụ: thất bại của Sony khi đưa kiểu Betamax vào thị trường video và của AT&T trong ngành sản xuất máy tính cá nhân.
+ Những lý do thất bại:
• Thứ nhất là tính không chắc chắn, vì không ai có thể dự đoán được nhu cầu;
• Thứ hai thường do thương mại hóa thấp, vì khi có một nhu cầu công nghệ mới,
nhưng công nghệ này lại không được chấp nhận một cách đầy đủ của khách hàng;
• Thứ ba là do doanh nghiệp thường mắc phải sai lầm khi nghiên cứu thị trường
cho một công nghệ mới mà không có đủ nhu cầu;
• Thứ tư là do chậm đưa sản phẩm ra thị trường, thời gian đưa sản phẩm ra thị
trường càng dài tức là làm chậm chu kỳ sản phẩm thì người khác càng có khả năng đánh bại doanh nghiệp trên thị trường và chiếm lợi thế của người đi trước.
+ Giải pháp khắc phục thất bại: đó là xây dựng năng lực đổi mới như:
• Xây dựng, phát triển những kỹ năng nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng
(tập trung đội ngũ các nhà khoa học, các kỹ sư và xây dựng một môi trường làm việc sáng tạo);
• Kết hợp nghiên cứu và phát triển (R&D) với marketing, vì những ý tưởng mới về
sản phẩm có thể bắt nguồn từ khách hàng, chính vì vậy việc nhận biết các nhu cầu của khách hàng đặc biệt là những nhu cầu chưa được đáp ứng có thể sẽ là khởi điểm cho sự thành công của đổi mới sản phẩm;
• Kết hợp chặt chẽ sản xuất với nghiên cứu và phát triển, thiết kế ra các sản phẩm
thuận lợi cho sản xuất, giảm chi phí và tránh lỗi cho sản phẩm, tăng tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường;
• Khả năng giảm thiểu thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, đây là hướng cạnh
tranh quan trọng, với mục tiêu hòa nhập các bộ phận chức năng như: Nghiên cứu, phát triển, sản xuất và marketing;
• Quản trị dự án tốt, là quản trị toàn bộ quá trình đổi mới sản phẩm từ việc hình
thành các ý tưởng ban đầu, phát triển chúng đến khi sản xuất ra sản phẩm và tiêu dùng. Đòi hỏi ba kỹ năng quan trọng như: khả năng đưa ra nhiều ý tưởng mới; khả năng lựa chọn dự án có triển vọng nhất để đầu tư và giảm thiểu rủi ro; khả năng đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất.
+ Vai trò cụ thể
• Cơ sở hạ tầng có vai trò quản trị toàn bộ dự án và tạo môi trường hợp tác giữa
các bộ phận;
• Marketing có vai trò cung cấp thông tin thị trường cho nghiên cứu và phát triển,
hợp tác nghiên cứu phát triển trong việc phát triển sản phẩm mới;
• Nghiên cứu và phát triển có vai trò phát triển các sản phẩm mới và phương pháp
sản xuất mới, hợp tác các bộ phận chức năng khác nhất là marketing và sản xuất trong quá trình phát triển ;
• Quản trị nhân lực có vai trò tuyển dụng các nhà khoa học và kỹ sư giỏi.