- Để đảm bảo cơ sở thông tin cho công tác kiểm tra và đánh giá chiến lược phả
8.1.3. Môi trường kinh doanh nước sở tạ
- Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô của nước sở tại đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Môi trường kinh tế: Quyết định khả năng mua sắm hay sức mua và cơ cấu chi tiêu của khách hàng (Liên quan đến tiền công).
+ Môi trường luật pháp - chính trị: Chi phối và điều tiết mối quan hệ hợp tác và kinh doanh của doanh nghiệp với các đối tác địa phương (Chính sách và biện pháp khuyến khích hay hạn chế một lĩnh vực sản xuất nào đó).
• Thái độ của chính phủ đối với nhà đầu tư nước ngoài: Luật pháp chính thức, thủ tục hành chính kích thích hay cản trở nước ngoài đầu tư vào.
• Sự ổn đinh chính trị: Mất ổn định sẽ làm cho doanh nghiệp khó dự đoán những xu hướng trong tương lai.
• Quy định về tỷ giá hối đoái.
• Thủ tục hành chính: Hải quan, thu thập thông tin và tiếp xúc thương mại.
+ Môi trường văn hóa - xã hội: ảnh hưởng trực tiếp đến sở thích, thói quen, thái độ... đối với việc mua sắm và sử dụng sản phẩm (Việc làm, mức sống sẽ ảnh hưởng đến qui mô và năng lực của lực lượng lao động địa phương).
+ Môi trường công nghệ: liên quan đến việc xuất hiện hay mất đi của thị trường một số loại sản phẩm (Chất lượng sản phẩm).
+ Môi trường tự nhiên: ảnh hưởng đến nhu cầu và qui mô thị trường một số loại sản phẩm (ảnh hưởng đến sản xuất và vận chuyển).
- Khi thực hiện chiến lược quốc tế, doanh nghiệp cần phải xác định và hiểu biết các nguy cơ, rủi ro gắn liền với thị trường quốc tế như:
+ Nợ nước ngoài của nước sở tại: tác động đến rủi ro tài chính.
+ Rủi ro gắn liền với sự mất ổn định của Chính phủ: Lạm phát, thất nghiệp dẫn đến rủi ro trong xuất khẩu, quốc hữu hóa và hạn chế chuyển dịch vốn.
+ Sự trao đổi không công bằng: sự sụt giá của đồng tiền quốc gia sẽ tác động xấu đến hiệu quả trao đổi thương mại và đầu tư.
+ Nhiều hàng rào ngăn cản việc thâm nhập thị trường: Sự kiểm soát dưới dạng độc quyền hay các biện pháp chính sách. Nó làm cho các doanh nghiệp đầu tư phải chi các khoản tiền lớn hơn hoặc giảm quyền tự chủ khi thâm nhập thị trường.
+ Nạn hối lộ trong nhiều nước (các nước đang phát triển): Làm tăng chi phí sản xuất...
+ Thuế nhập khẩu cao: Nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp trong nước. + Hiện tượng bị cưỡng đoạt công nghệ: ở lĩnh vực sản xuất máy công cụ, thuốc và hóa chất...
+ Chi phí thích ứng cao: Thay đổi sản phẩm và giao tiếp nhằm thích ứng với nhu cầu tại chỗ.
- Để phân tích và dự báo sự thay đổi của các yếu môi trường bên ngoài, doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống thông tin quản lý. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được những cơ hội và rủi ro có thể có trên thị trường quốc tế.
Doanh nghiệp nên hiểu biết đầy đủ tổng thể môi trường nước sở tại, doanh nghiệp tiến hành hoạt động và lựa chọn một đối tác kinh doanh (liên minh chiến lược) để có thể giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.