Phần tự luận (7 điểm).

Một phần của tài liệu GDCD8 đ t 16 (Trang 26 - 29)

Câu 1 (3 điểm): Hoàn cảnh gia đình bạn Tuấn rất khó khăn, Tuấn thường xuyên phải đi làm

kiếm tiền giúp đỡ bố vào ngày chủ nhật, thỉnh thoảng Tuấn báo cáo vắng mặt trong những hoạt động do lớp tổ chức vào chủ nhật. Có bạn ở lớp cho rằng, Tuấn là học sinh thiếu ý thức tổ chức kỷ luật. Em có đồng ý với ý kiến trên không ? Vì sao?

Câu 2 (1 điểm): Em hãy giải thích câu ca dao? Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Câu 3 (3 điểm): Thế nào là Tôn sư, Trọng đạo, biểu hiện và ý nghĩa của Tôn sư trọng đạo?

ĐÁP ÁN.

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm.

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng nhất.

Câu 1. Câu nào dưới đây biểu hiện tính giản dị ?

A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Câu 2. Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính trung thực?

B. Dũng cảm nhận lỗi về mình.

Câu 3. Trong những câu dưới đây, câu nào biểu hiện tính tự trọng ?

C. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Câu 4. Theo em hành vi nào vừa biểu hiện đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật?

A. Không nói chuyện riêng trong lớp.

Câu 5. Hành vi nào dưới đây biểu hiện người có lòng yêu thương con người?

B. Luôn quan tâm giúp đỡ mọi người.

Câu 6. Câu dưới đây, theo em câu nào thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo?

C. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Câu 1: Học sinh nói được những nét cơ bản như:

- Không đồng ý với ý kiến đó.

- Học sinh liên hệ lý giải được giữa đạo đức và kỉ luật. - Học sinh phân tích ra được hoàn cảnh gia đình của Tuấn...

Câu 2: Học sinh nói được những nét cơ bản như:

- Về sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người trong cả nước.

- Sự đoàn kết gắn bó giữa cac dân tộc anh em cùng chung tay xây dựng đất nước...

Câu 3 :

- Tôn sư là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi.

- Trọng đạo là coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lí làm người.

+ Biểu hiện của tôn sư trọng đạo.

- Có tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo. - Hành động đền ơn, đáp nghĩa.

- Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo.

+ Ý nghĩa.

- Tôn sư trọng đạo là truyền thống qúy báu của dân tộc ta. Thể hiện lòng biết ơn đối với các thày cô giáo.

- Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn mỗi con người, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng gắn bó, thân thiết với nhau.

- Con người sống có nhân nghĩa, thuỷ chung trước sau như một, đó là đạo lí của ông cha ta xưa.

IV. Thu bài.

- Nhắc nhở học sinh xem lại bài cho kỹ rồi nộp bài làm. V. Nhận xét, dặn dò.

- Đọc trước bài 7 : Khoan dung.

+ Truyện đọc, khái niệm. + Biểu hiện.

+ Ý nghĩa.

- Giáo viên nhận xét giờ học của lớp.

Tiết : 10 Ngày dạy : 19/10/2010 Tên bài soạn :

BÀI 8 KHOAN DUNGI. Mục tiêu: I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp Hs hiểu được thế nào là lòng khoan dung của nó.Hình thành ở Hs phẩm chất đạo đức cao đẹp. Giúp Hs biết rèn luyện mình để trở thành người có lòng khoan dung, sống có tình người.

2. Kỹ năng:

- Biết quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi.

3. Thái độ:

- Biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người. Sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn.

II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên 1. Giáo viên

- SGK, SGV.

- Tranh ảnh, tài liệu, băng hình, giấy khổ to, bút dạ, phiếu học tập. - Một số mẩu chuyện, câu nói của các vị danh nhân.

2. Học sinh.

- Chuẩn bị, xem trước bài.

III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. 1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ ?

? ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ đối với cuộc sống.

? Em hãy kể một việc làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ của em đối với bạn hoặc người xung quanh.

3. Dạy bài mới.

- Giới thiệu bài: - Nêu tình huống : Hoa và Hà học cùng trường, nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi, được bạn bè yêu mến. Hà ghen tức và thường hay nói xấu Hoa với mọi người. Nếu là Hoa, em sẽ cư xử như thến nào đối với Hà ?

Gv : Từ tình huống trên, gv dẫn dắt.

Hoạt động của Thầy và Trò

Kiến thức cần nắm - Gv gọi hs đọc truyện sgk.

- Hs đọc truyện.

- Hs: Cả lớp thảo luận theo nội dung câu hỏi

Nhóm 1: Câu a sgk. Nhóm 2: Câu b sgk. Nhóm 3: Câu c sgk. Nhóm 4: Câu d sgk. I. Tìm hiểu Truyện đọc. 1. Đọc truyện. 2. Thảo luận.

? Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên ? ? Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác ?

? Làm thế nào để có thể hợp tác hơn với các bạn ở lớp ở trường ?

? Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm, hoặc xung đột ?

? Khi biết bạn có khuyết điểm, ta nên xử sự như thế nào ?

- Hs : lần lượt trả lời. - Gv : nhận xét, kết luận.

? Theo em, đặc điểm của lòng khoan dung là gì ?

- Hs : phát biểu cá nhân.

? Em hiểu thế nào là khoan dung?

? Lòng khoan dung mang lại ý nghĩa gì . - Hs khái quát nội dung bài học trên những ý sau : đặc điểm, ý nghĩa, cách rèn kuyện lòng khoan dung.

- Hs đọc toàn bộ nội dung bài học. - Gv : hướng dẫn hs luyện tập :

? Em hãy kể một việc làm thể hiện lòng khoan dung của em. Một việc làm của em thiếu khoan dung đối với bạn ?

- Làm bài b sgk – 25. - Chơi sắm vai.

- Hs: Trình bày ý kiến cá nhân

=> Không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét người khác, biết chấp nhận và tha thứ cho người khác.

* Đặc điểm của lòng khoan dung :

- Biết lắng nghe để hiểu người khác - Biết tha thứ cho người khác. - Không chấp nhặt, không thô bạo.

- Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác.

- Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác.

Một phần của tài liệu GDCD8 đ t 16 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w