II. ĐÁP ÁN HƯÓNG DẪN CHẤM.
d) Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
trường.
- Đọc trước nội dung bài học (quy định của pháp luật về bảo vệ TNTN, môi trường). - Giáo viên nhận xét giờ học của lớp.
Tuần : 23 Ngày soạn : 15/10/2010 Tiết : 23 Ngày dạy : 18/10/2010 Tên bài soạn :
Bài 14 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu khái niệm môi trường,vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội.
2. Kỹ năng:
- Hình thành ở HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên ; có thái độ lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại làm ô nhiễm môi trường.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quí môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên 1. Giáo viên
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh về bảo vệ môi trường, thiên nhiên, thông tin... - Tư liệu về bảo vệ môi trường, thiên nhiên...
2. Học sinh.
- Chuẩn bị, xem trước bài.
III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. 1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Môi trường là gì. Vai trò của môi trường và TNTN với đời sống con người. ? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Vai trò của TNTN với đời sống con người.
3. Dạy bài mới.
- Giới thiệu bài:
Hoạt động của Thầy và Trò
Kiến thức cần nắm - Gv: Cung cấp cho HS các qui định của
pháp luật về bảo vệ môi trường và thiên nhiên (ghi trên bảng phụ)
d) Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiênnhiên nhiên
- Gv: Hướng dẫn HS thảo luận
? Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường? Thế nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Hs: Nêu
*Yêu cầu: Em hãy đưa ra một số biện pháp
để bảo vệ môi trường - tài nguyên thiên nhiên?
- Hs: Nêu ý kiến.
? Em có nhận xét gì về việc bảo vệ môi trường, tài nguyên ở nhà trường và địa phương em.
? Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Hs: Nêu ý kiến - Gv: Nhận xét
- Gv: Hướng dẫn HS làm các bài tập trong sgk tr 46.
a) Trong các biện pháp, biện pháp nào góp phần bảo vệ môi trường?
- Hs: Xác định.
b) Trong các hành vi...hành vi nào gây ô nhiễm phá huỷ môi trường?
- Hs: Xác định.
c) Để mở rộng sản xuất, nhà máy A đứng trước sự lựa chọn giữa 3 phương án, nên chọn phương án nào?
- Hs: Chọn phương án thích hợp. - Gv: Để nêu cao tinh thần bảo vệ môi trường, TNTN Liên hợp quốc đã chọn ngày 5-6 là ngày môi trường thế giới.
* Bảo vệ môi trường:
- Giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp đảm bảo cân bằng sinh thái
- Không gây ô nhiễm môi trường
- Thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt - Nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và TN gây ra.
* Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiêm nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Tu bổ, tái tạo những tài nguyên thiên nhiên có thể phục hồi được.
- Chăm sóc, bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm cần bảo tồn
* Biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Thực hiện đúng qui định của pháp luật về bảo vệ thiên nhiên, môi trường
- Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng giữ gìn, bảo vệ môi trường và TNTN
- Báo cáo với các cơ quan thẩm quyền khi phát hiện các hành động phá hoại, làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường....
- Tiết kiệm nguồn TNTN....
3. Bài tập
a) Biện pháp 1,2,3
b) 1,2,3,6
c) Phương án 2 là phương án tốt nhất vì đảm bảo các yếu tố mở rộng qui mô sản xuất, đổi mới công nghệ, góp phần tăng năng suất lao động, bảo vệ môi trường…
IV. Củng cố bài học.
- Gv cho học sinh đọc truyện “ Kẻ gieo gió đang gặt bão” ( SGV tr85) ? Làm thế nào để bảo vệ môi trường
- Yêu cầu: Học sinh giải thích câu thành ngữ “ Rừng vàng, biển bạc”
- Gv: Tổng kết bài học - Bảo vệ môi trường và TNTN là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. Bảo vệ tốt môi trường và TNTN giúp con người tạo ra cuộc sống tốt đẹp, phát triển bền vững lâu dài.
V. Nhận xét, dặn dò.
- Học kĩ bài, làm các bài tập còn lại trong sgk. - Sưu tầm tranh ảnh về các di sản văn hoá. - Đọc trước bài : Bảo vệ di sản văn hoá. - Giáo viên nhận xét giờ học của lớp.
Tuần : 24 Ngày soạn : 15/10/2010 Tiết : 24 Ngày dạy : 18/10/2010 Tên bài soạn :
Bài 15 BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm di sản văn hoá, bao gồm: di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, sự giống và khác nhau giữa chúng; hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá, những qui định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá.
2. Kỹ năng:
- Hình thành ở HS tính tích cực tham gia các hoạt động.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá, ngăn ngừa những hành động vô ý hay cố ý xâm hại đến di sản văn hoá.
II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên 1. Giáo viên
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh về một số di sản văn hoá ở trong nước và ngoài nước. - Sách, báo, tạp chí nói về di sản văn hoá.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị, xem trước bài.