- Khả năng tạo ra bầu không khí hữu ích để đáp lại và khơi dậy các động cơ thúc đẩy
3. Trình độ lý luận, trình độ tư duy 4 Bản lĩnh
10.1.1 Định nghĩa kiểm tra
- Kiểm tra là chức năng cơ bản của mọi nhà quản lý ở mọi lĩnh vực, ở các cấp quản lý khác nhau. Một sai lầm thường hay mắc phải là: thường hay cho công tác kiểm tra là chức năng của một bộ phận chuyên trách; đôi khi do quyền lực của người quản lý cấp cao và rtách nhiệm tổng hợp của họ nên mọi người thường nhấn mạnh đến việc kiểm tra ở cấp này mà ít coi trọng, hay để ý đến cấp thấp hoặc nhân viên thực hành. Vì mọi cấp quản lý đều có nghĩa vụ thực thi kế hoạch, do vậy kiểm tra là chức năng cơ bản của mọi cấp quản lý.
Vì sao? + Trong quan hệ với các chức năng quản lý khác: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo. - Có nhiều quan niệm khác nhau về kiểm tra:
+ Harold Koontz: Kiểm tra là đo lường và chấn chỉnh hoạt động các bộ phận cấp dưới để tin chắc rằng các mục tiêu và kế hoạch thực hiện mục tiêu đó đã đang được hoàn thành. --->kiểm tra là một quá trình
+ Kiểm tra là quá trình tìm hiểu, đối chiếu nhằm phát hiện những sai lệch so với những gì đã hoạch định, đã thiết kế để kịp thời xử lý, điều chỉnh.
- Định nghĩa kiểm tra trong quản lí: Là quá trình đo lường hoạt động và kết quả hoạt động trên cơ sở tiêu chuẩn đã được xác lập nhằm phát hiện sai lệch để đưa ra các giải pháp điều chỉnh giúp cho tổ chức phát triển đúng hướng (đúng kế hoạch và mục tiêu)
+ Bản chất của kiểm trong quản lý là đo lường kết quả, phát hiện sai lệch và điều chỉnh sai lệch. Kiểm tra không nhằm phát hiện sai lầm để trừng phạt.
+ Kiểm tra nhằm phát hiện sai lệch và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận cấp dưới để tin chắc rằng các mục tiêu và kế hoạch thực hiện mục tiêu đang được hoàn thành.
+ Kiểm tra nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu chung tốt nhất, hiệu quả nhất.
- Giữa hoạt động kiểm tra với hoạt động giám sát, kiểm soát, thanh tra có quan hệ với nhau.