* Phương pháp quản lý bằng kinh tế
- Là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý thông qua những lợi ích kinh tế, thông qua hệ thống các đòn bẩy thưởng – phạt vật chất.
- Lấy lợi ích vật chất làm động cơ thúc đẩy. Điều tiết các quan hệ thông qua việc tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế chứ không thông qua mệnh lệnh.
- Ưu điểm: Tạo ra sự tự giác, tích cực, nhiệt tình, ít có sự đối phó của nhân viên, mỗi ng- ười tự mình quyết định cách làm việc sao cho có thu nhập vật chất cao nhất.
- Nhược điểm của phương pháp: lệ thuộc vào vật chất, tạo ra tâm lý thực dụng, ích kỉ, coi nhẹ các giá trị tinh thần, đạo đức, truyền thống văn hóa, hủy hoại môi trờng sống...
* Phương pháp tổ chức – hành chính
- Là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý thông qua các quy phạm pháp luật, các chỉ thị, nguyên tắc, điều lệ, nội quy thông qua việc quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của từng vị trí trong cơ cấu tổ chức, buộc khách thể quản lý phải tuân theo.
- Chủ thể quản lý điều tiết các quan hệ quản lý thông qua quyền hànj được giao, bắt buộc mọi khách thể quản lý phải có nghĩa vụ chấp hành. Sự điều tiết này được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của chủ thể quản lý.
- Cùng với phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính luật pháp xuất hiện sớm trong lịch sử quản lý của nhân loại.
- Ưu điểm:
+ Tạo ra sự thống nhất trong toàn bộ hoạt động của khách thể quản lý. Rất phù hợp với những tổ chức có tầm quản lý rộng, nội dung quản lý đa dạng, phong phú.
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của cả chủ thể quản lý và khách thể quản lý trong tất cả các hoạt động.
+ Nâng cao ý thức kỉ luật lao động. - Hạn chế:
+ Không tạo ra được sự tự giác, mhiệt tình
+ Nếu không có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ sẽ tạo ra sự đối phó, chống đối và gian lận.