Khái niệm tổ chức

Một phần của tài liệu Tổng quan về khoa học quản lý (Trang 46 - 47)

Tổ chức là một từ mà nhiều người sử dụng một cách rất linh hoạt. Khi bàn về tổ chức, chúng ta bắt gặp nhiều quan niệm khác nhau. Đặc biệt, bản thân khái niệm tổ chức cũng được xem xét ở những khía cạnh khác nhau. Khi thì chúng ta bắt gặp nó với tư cách là động từ, chỉ một dạng hoạt động nào đó, khi thì thấy nó được dùng như một danh từ để chỉ một tập hợp người có cùng hoạt động chung, mục tiêu chung như một doanh nghiệp, một công ty. Trong thực tế, đôi khi người ta lại phân định khái niệm tổ chức thành 2 nghĩa khác nhau: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.v.v. Chính sự phong phú và đa dạng trong khi bàn về tổ chức như vậy buộc chúng ta phải tìm hiểu các khía cạnh đó, để có thể chỉ ra được bản chất của tổ chức trong quản lý là gì.

Khi được hiểu như động từ, thì tổ chức là quá trình thiết lập hoặc phân công nhiệm vụ, công việc của một chủ thể này với một chủ thể khác, để quá trình hoạt đọng động đó diễn ra trật tự và hiệu quả cao hơn.

Trong hoạt động quản lý, với phương diện này, tổ chức là quá trình cung cấp đầy đủ nhân lực (số lượng, chất lượng) cũng như cơ chế phát huy tối đa sức mạnh nhân lực nhằm đạt mục tiêu của tổ chức hiệu quả nhất.

Có thể nói, theo nghĩa này, trong hệ thống tư tưởng và học thuyết về quản lý cũng như những lý thuyết về tổ chức còn rất ít người đề cập đến. Người ta mới chú ý vào việc lý giải tổ chức như một cơ cấu, hay là một đơn vị xã hội.

Khi được hiểu như một danh từ, hay như một đơn vị xã hội thì còn có nhiều quan niệm khác nhau.

+ Theo cách hiểu thông thường nhất: Tỏ chức là một đơn vị xã hội bao gồm những thành viên cùng gia nhập vào đơn vị xã hội đó để hoàn thành mục tiêu chung và mục tiêu cá nhân.

+ Các nhà xã hội học cho rằng: tổ chức là một cấu trúc xã hội đặc biệt của nhóm thứ cấp (primay group), được tạo nên bởi những hành động mang tính khuôn mẫu của các thành viên và các nhóm tồn tại trong nó nhằm đạt những mục tiêu nhất định.

Một số lớn các nhà tư tưởng về tổ chức coi tổ chức như là một tập hợp các mối quan hệ của con người trong mọi hoạt động của nhóm.

Là ngành khoa học vừa có tính lý thuyết, vừa có tính ứng dụng cao, khoa học quản lý coi, tổ chức ở phương diện là một cơ cấu chủ định về vai trò nhiệm vụ hay chức vụ được hợp thức hoá

(danh từ). Tuy nhiên, cơ cấu đó không phải là cái gì cứng nhắc, chết cứng mà nó đựơc làm sinh động bởi sự kết hợp giữa cơ cấu tổ chức (bộ khung) với những hoạt động và công việc như phân công lao động, giao quyền hạn và trách nhiệm.v.v.v. Hay có thể nói đó là nhiệm vụ xây dựng tổ chức. Nhiệm vụ đó bao gồm các công việc như: 1) Xác định những nhiệm vụ cần thiết để đạt đựơc mục tiêu chung, 2) nhóm gộp các hoạt động này thành những bộ phận, 3) phân công người quản lý các nhóm và công việc của nhóm đó, 4) giao phó quyền hạn để triển khai các hoạt động, 5) xác lập cơ chế cho sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, và trong việc phối hợp quyền hạn và thông tin, theo cả chiều ngang và chiều dọc của cơ cấu tổ chức.

Như vậy, mục đích của công tác tổ chức là nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ của các con người trong. Vì thế, nó là một công cụ của quản lý chứ không phải là mục đích của quản lý.

Với ý nghĩa như trên, chúng ta hiểu tổ chức là một chức năng của quản lý, bao gồm xây dựng tổ chức và sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực và vật lực để thực hiện những mục tiêu đề ra. Sản phẩm của quá trình đó là những cơ cấu định trước về các vai trò và nhiệm vụ được hợp thức hoá.

Một phần của tài liệu Tổng quan về khoa học quản lý (Trang 46 - 47)