- Khả năng tạo ra bầu không khí hữu ích để đáp lại và khơi dậy các động cơ thúc đẩy
3. Trình độ lý luận, trình độ tư duy 4 Bản lĩnh
9.2.3 Phương thức tác động của lãnh đạo
- Phương pháp lãnh đạo: Có nhiều phương pháp lãnh đạo khác nhau. Tuy nhiên dựa vào
các tiêu chí sau ta có thể chia phương pháp lãnh đạo thành 3 nhóm:
+ Nhóm phương pháp sử dụng quyền lực: Chuyên quyền, dân chủ, theo nhóm (thả cương) + Nhóm phương pháp sử dụng công cụ mang tính vật chất: phương pháp kinh tế, khen thưởng phạt vật chất, thực hiện chế độ đãi ngộ vật chất rộng rãi v.v.
+ Nhóm phương pháp sử dụng công cụ phi vật chất: Giáo dục chính trị tư tưởng; tâm lý xã hội.v.v.
Đặc trưng của phương pháp lãnh đạo là vận dụng các công cụ (tools) mang tính chính thức, do tổ chức mang lại. Đây cũng là điểm để phân biệt với phong cách lãnh đạo – vận dụng hành vi (behaviour) quyền lực.
Việc sử dụng phương pháp lãnh đạo nào phụ thuộc vào đặc điểm của người lãnh đạo, đối tượng, hoàn cảnh và môi trường tổ chức.
- Phong cách lãnh đạo: ?????
- Có nhiều quan niệm khác nhau về phong cách lãnh đạo. Tuỳ theo căn cứ phân loại mà có thể chia thành các phong cách khác nhau.
+ Căn cứ vào cách thức sử dụng quyền lực: Chuyên quyền, dân chủ, thả cương
+ Rensis Likert: lý thuyết 4 hệ thống quản lý và những phong cách lãnh đạo tương ứng.
+ Lý thuyết Ô bàn cờ của Blake và F. Mouton
+ Lãnh đạo là một dòng liên tục của R. Tannenbaum và Waren Schmidt (căn cứ vào mức độ tham gia của nhân viên vào quá trình ra quyết định)
- Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo được quy định bởi:
1) Các yếu tố tác động theo cá tính của người lãnh đạo: hệ giá trị, quan niệm, lòng tin vào cấp dưới, thiên hướng theo phong cách lãnh đạo, cảm giác an toàn trước tình huống bất định .v.v
2) Các đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng đến hành vi của người lãnh đạo
3) Các yếu tố thuộc về tình huống: tính chất, quy mô, sức ép thời gian của quyết định 4) Các yếu tố thuộc về tổ chức: văn hoá, truyền thống của tổ chức, hiệu quả làm việc của
nhân viên và tổ chức, cơ chế quyền lực
- Việc sử dụng phương pháp hay phong cách lãnh đạo đều gặp phải hạn chế và mâu thuẫn là bị phụ thuộc vào tình huống. Vì thế, việc sử dụng phương pháp hay phong cách đều có thể dẫn đến sự không phù hợ và mang lại hiệu quả thấp. Để khắc phục hạn chế và mâu thuẫn trên thì người
ta sử dụng nghệ thuật lãnh đạo. Nghệ thuật chính là sự linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp và phong cách lãnh đạo.
- Nghệ thuật lãnh đạo thể hiện ra ở những khía cạnh sau:
+ Khả năng giải quyết tình huống hiệu quả (vận dụng phương pháp, phong cách linh hoạt, sáng tạo)
+ Nêu gương + Giao quyền
+ Dẫn dắt, hướng dẫn linh hoạt