- Cơ cấu tổ chức theo chương trình – mục tiêu
9.1.1 Một số quan niệm khác nhau về lãnh đạo
- Có nhiều quan niệm khác nhau về lãnh đạo. Tùy theo góc độ tiếp cận khác nhau mà các tác giả đưa ra những quan niệm của riêng mình:
+ Hemphill: lãnh đạo là hành vi chỉ đạo các hoạt động của nhóm để đạt mục tiêu.
+ J. Tarda: Lãnh đạo là dạng hoạt động đặc biệt của quan hệ quyền lực, trong đó một thành viên của nhóm có quyền yêu cầu, đòi hỏi các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ chung.
+ George Tery: Lãnh đạo là hoạt động gây ảnh hưởng đến con người để họ phấn đấu tự nguyện cho các mục tiêu của tổ chức.
+ H. Koontz và các tác giả: Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự giác và hăng hái thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
+ TheoTừ điển tiếng Việt: Lãnh đạo là chỉ ra đường lối, chủ trương và tổ chức, động viên thực hiện
+ Tác giả Nguyễn Bá Dương: Lãnh đạo là sự định hướng bằng cách vạch ra những đường lối, chủ trương, chính sách lớn.
Mỗi quan niệm đều có cơ sở và theo những góc độ nhất định nhưng chưa đầy đủ. Chúng mới chỉ phản ánh được một mặt của khái niệm lãnh đạo.
- Thực chất mọi sự khác biệt trong khái niệm lãnh đạo chủ yếu là trong quan hệ với khái niệm quản lý. Thực tế, việc phân định rạch ròi ranh giới giữa lãnh đạo và quản lí là rất khó khăn. Hiện nay ở Việt Nam, khi giải đáp mối quan hệ giữa quản lý và lãnh đạo đã hình thành 3 nhóm quan điểm:
+ Quan điểm 1: lãnh đạo và quản lý là đồng nhất, không phân biệt + Quan điểm 2: lãnh đạo và quản lý là khác nhau hoàn toàn + Quan điểm 3: lãnh đạo và quản lý vừa đồng nhất vừa khác biệt
Trong đó, quan niệm thứ 3 hợp lý hơn cả. Sự giống và khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý được thể hiện ở các phương diện cụ thể như:
QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO
Yêu cầu những người khác phải hoàn thành nhiệm vụ
Truyền cảm hứng cho nhân viên thông qua các ý tưởng mới
Điều hành hoạt động của tổ chức theo điều lệ, nội quy, quy định.v.v
Hoạt động vựơt ra khỏi phạm vi các quy định để tìm kiếm sự thay đổi phù hợp
phải có tình cảm, sẵn sàng phục vụ cho mọi người
Làm các việc cho đúng Làm cho đúng công việc
Là người sáng tạo lần thứ 2 Là người sáng tạo thứ nhất Quan tâm đến hiệu lực và kết quả công việc Quan tâm đến hiệu quả công việc Quản lý và duy trì hoạt động bình thường của tổ chức Sáng tạo các y tưởng mới để phát triển Tập trung chỉ đạo hệ thống và tổ chức thực hiện
công việc
Tập trung vào con người và nhân viên cụ thể Tin cậy vào sự kiểm soát và kiểm tra Tin cậy vào tín nhiệm, niềm tin, và hy vọng Tập trung vào những công việc mang tính chiến thuật Tập trung vào công việc mang tính triết lý, giá trị
cơ bản
Quan tâm đến kế hoạch ngắn hạn và trước mắt Tầm nhìn lâu dài cho tương lai Thường làm các việc liên quan đến việc trả lời các
câu hỏi: When? How?
What?Why?
Chấp nhận và tuân theo các điều luật Tìm cách thay đổi điều luật, điều lệ, chính sách Tập trung vào các vấn đề hiện tại, ngắn hạn Tập trung cho các vấn đề của tương lai
Lập kế hoạch chi tiết và tiến độ thực hiện Phát triển tầm nhìn và xây dung chiến lược Dự báo kết quả và ra quyết định Tìm kiếm sự thay đổi
Tránh rủi ro và mạo hiểm Chấp nhận rủi ro và mạo hiểm Động viên con người trên cơ sở tuân thủ cácquy
định mang tính chuẩn mực (lương)
Khuyến khích nhân viên thay đổi và sáng tạo Sử dụng quyền lực và quan hệ cấp trên cấp dưới Sử dụng thuyết phục, quan hệ ảnh hưởng giữa
người với người.
Như vậy, giữa lãnh đạo và quản lý là không tách rời nhau mà chúng có quan hệ với nhau. Khái quát lại, sự phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý được thể hiện ở 3 khía cạnh sau: 1) Chủ thể, 2) Mục tiêu, 3) Phương thức tác động
Những nghiên cứu dưới đây về lãnh đạo tập trung chủ yếu vào phân tích nội hàm của khái niệm lãnh đạo với tư cách là hoạt động, chức năng của quản lý.