Từ cuối 1950 đến giữa

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi đại học môn lịch sử cực hay (Trang 67 - 69)

- Mục b ý1 phần II (khái quát)

4.Từ cuối 1950 đến giữa

- Sau thất bại ở Biên giới, Pháp càng lâm vào tình trạng lúng túng khó khăn. Mặc dù mâu thuẫn với Mỹ nhng vẫn phải dựa vào sự viện trợ của Mỹ. Về phía Mĩ, cũng tích cực giúp Pháp nhằm ràng buộc và từng bớc hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dơng.

- Đợc Mĩ giúp đỡ, nhằm ổn định tình hình và giành lại quyền chủ động trên chiến trờng chính Bắc Bộ, 12/1950, chính phủ Pháp đã cử Đờ Lát đơ Tátxinhi sang làm Tổng chỉ huy kiêm Cao uỷ Pháp ở Đông Dơng mang theo một kế hoạch mới gồm 4 điểm:

+ Gấp rút tập trung quân Âu Phi xây dựng một lực lợng cơ động chiến lợc mạnh và ra sức phát triển ngụy quân.

+ Lập tuyến phòng thủ “boong ke” (công sự xi măng cốt sắt) và một “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

+ Tiến hành “chiến tranh tổng lực” bình định cho đợc vùng tạm chiếm. + Đánh phá ác liệt căn cứ và hậu phơng ta, chuẩn bị tiến công ra vùng tự do để gây thanh thế và giành lại quyền chủ động chiến lợc.

- Thực hiện kế hoạch trên, thực dân Pháp ráo riết bắt lính và tập trung quân cơ động, địch xây dựng đợc 7 binh đoàn cơ động chiến lợc và 4 tiểu đoàn dù. Đồng thời xúc tiến xây dựng phòng tuyến “boong ke” ở Bắc Bộ với 113 vị trí (gồm 1.300 lô cốt) chạy từ Hòn Gai, Đông Triều, Lục Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh qua Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Hà Đông đến Ninh Bình do 20 tiểu đoàn Âu – Phi đóng giữ. Mặt khác, chúng bắt lính, lập "hơng dũng", "hơng đồn" ở nông thôn, chuyển lực lợng vũ trang phản động trong các giáo phái sang thành quân chính quy, phá hoại hoa màu, bắn giết trâu bò, phá các công trình thuỷ lợi...nhằm triệt phá kinh tế của ta.

* Chủ trơng của ta:

- Để đối phó lại, Bộ Tổng t lệnh xác định rõ phơng châm tác chiến cho từng chiến trờng:

+ Trên chiến trờng chính Bắc Bộ phải đẩy mạnh vận động chiến;

+ ở các chiến trờng khác, phải giữ vững và phát triển chiến tranh du kích để kiềm chế địch và phối hợp với chiến trờng chính. Phải biến những vùng tạm chiếm thành những cơ sở mạnh để đánh địch, giành với địch những vùng đông

dân, nhiều của, làm thất bại âm mu “Lấy chiên tranh nuôi chiến tranh, dùng ng- ời Việt đánh ngời Việt” của chúng.

* Diễn biến:

- Từ cuối 1950 đến giữa 1951, bộ đội ta đợc nhân dân và các lực lợng vũ trang địa phơng hỗ trợ đã liên tiếp chủ động mở ba chiến dịch lớn:

+ Chiến dịch Trung Du (Trần Hng Đạo) từ 25/12/1950 đến 17/1/1951, ta đánh vào hệ thống phòng ngự của địch ở Vĩnh Yên, Phúc Yên diệt nhiều cứ điểm quan trọng. Bằng chiến dịch này, ta ngăn cản đợc một phần kế hoạch củng cố đồng bằng của giặc Pháp, nhng vẫn không thu hẹp đợc phạm vi kiểm soát của chúng ở trung du.

+ Chiến dịch đờng số 18 (Hoàng Hoa Thám) đợc mở từ 20/3 - 7/4/1951. Quân ta tiến công trên khu vực từ Phả Lại đến Uông Bí, tiêu diệt 14 vị trí của địch, buộc chúng phải rút khỏi Uông Bí.

+ Chiến dịch Quang Trung (28/5 - 20/6/1951) ta tiến công địch ở địa phận Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

NX: Những chiến dịch trên dây đợc mở ở chiến trờng không có lợi cho ta, phần nào đó bộc lộ t tởng nóng vội, chủ quan khinh địch, nên hiệu suất tiêu diệt địch không cao. Thiếu sót đó đợc kịp thời khắc phục trong những năm sau.

- Tháng 11/ 1951, thực dân Pháp mở cuộc hành quân đánh ra Hoà Bình nhằm thực hiện âm mu nối lại “hành lang đông - tây”, chia cắt Việt Bắc với liên khu III, IV. Thông qua đó củng cố tinh thần đang hoang mang của quân lính, gây đợc tiếng vang lớn và tranh thủ thêm viện trợ của Mỹ.

Nhận thấy đây là một cơ hội tốt để tiêu diệt sinh lực địch, Bộ chỉ huy ta đã quyết định mở chiến dịch Hoà Bình, tiến hành vây hãm và tiêu diệt một bộ phận quân cơ động của địch; đồng thời đánh phá thủ đoạn bình định của địch và phát triển chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ.

Chiến dịch Hoà Bình đã nhanh chóng thu đợc thắng lợi nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa việc đánh địch ở chiến trờng chính và chiến trờng phụ khắp nơi trong cả nớc. Địch đã phải rút chạy khỏi Hoà Bình (23/2/1952), bị bộ đội ta truy kích và tiêu diệt thêm một bộ phận nữa. Kết quả, ta đã tiêu diệt 22.000 địch, bức hàng và bức rút hơn 1.000 đồn bốt, tháp canh. Các căn cứ du kích của ta đợc mở rộng và nối liền với nhau thành một thể liên hoàn vững chắc.

- Bớc vào thu đông 1952, từ ngày 14/10/1952 đến đầu 12/1952, ta mở chiến dịch Tây Bắc, nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lợng địch, giải phóng dân và đất đai. Chiến dịch Tây Bắc kết thúc đã tiêu diệt 6.000 tên địch, giải phóng 28.500km2 và 25 vạn dân.

- Tháng 4/ 1953, bộ đội ta phối hợp với bộ đội Pa thét Lào mở chiến dịch Thợng Lào thu đợc thắng lợi, giải phóng tỉnh Sầm Na, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Sa Lì, với 300.000 dân, diệt 2.800 địch, căn cứ kháng chiến Thợng Lào mở rộng và nối liền với Tây Bắc Việt Nam tạo thành một thế uy hiếp mới đối với giặc Pháp.

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi đại học môn lịch sử cực hay (Trang 67 - 69)