Xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi đại học môn lịch sử cực hay (Trang 49 - 50)

II. Phong trào dân chủ 1936-

a.Xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân

Việc xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại, khắc phục những khó khăn là một việc hết sức cần thiết. Chỉ 1 tuần sau khi nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Chính phủ lâm thời công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nớc và 20/9/1945, ra sắc lệnh thành lập Uỷ ban dự thảo hiến pháp.

+ Ngày 6/1/1946, vợt qua mọi hành động chống phá của kẻ thù, hơn 90% cử tri trong cả nớc đã đi bầu cử, bầu ra cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nớc là Quốc hội. Trên phạm vi cả nớc đã bầu đợc 333 đại biểu vào Quốc hội đầu tiên của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà.

+ Ngày 2/3/1946, tại phiên họp đầu tiên ở Hà Nội, Quốc hội đã thông qua danh sách Chính phủ chính thức do Hồ Chí Minh đứng đầu, lập ra Ban dự thảo hiến pháp. Cuối 1946, hiến pháp đầu tiên của nớc ta đợc Quốc hội thông qua.

+ Tiếp đó, ở khắp các địa phơng từ tỉnh đến xã ở Trung Bộ và Bắc Bộ đều tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Uỷ ban hành chính các cấp cũng đợc thành lập. Bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân bớc đầu đợc củng cố và kiện toàn.

ý nghĩa:

- Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp là một đòn giáng mạnh mẽ vào âm mu chia rẽ, lật đổ và xâm lợc của đế quốc và tay sai.

- Khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nớc, ý thức làm chủ và nghĩa vụ của mỗi ngời công dân đối với nhà nớc cách mạng.

- Tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc của một nhà nớc cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại trong thời kỳ mới đầy trông gai thử thách.

- Biểu dơng sức mạnh và ý chí sắt đá của khối đoàn kết toàn dân, khẳng định sự tín nhiệm tuyệt đối của nhân dân ta đối với Mặt trận Việt Minh và Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi đại học môn lịch sử cực hay (Trang 49 - 50)