Diễn biến của phong trào dân chủ 1936-

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi đại học môn lịch sử cực hay (Trang 26 - 28)

II. Phong trào dân chủ 1936-

2.Diễn biến của phong trào dân chủ 1936-

- Phong trào Đông Dơng đại hội: Vào khoảng giữa năm 1936, chính phủ của mặt trận nhân dân Pháp cử một đoàn đại biểu sang Đông Dơng điều tra tình hình, để từ đó có chính sách thích hợp hơn. Đảng đã phát động một phong trào đấu tranh công khai rộng lớn của quần chúng. Mở đầu là cuộc vận động lập Uỷ ban trù bị Đông Dơng đại hội, nhằm thu thập “dân nguyện’’ của nhân dân , tiến tới triệu tập Đông Dơng đại hội (8/1936). Hởng ứng chủ trơng trên, các "Uỷ ban hành động" nối tiếp nhau ra đời ở nhiều địa phơng trong cả nớc. Quần chúng khắp nơi sôi nổi tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết để thu thập "dân nguyện", đa yêu sách đòi chính phủ của mặt trận nhân dân Pháp phải trả lại tự do cho tù chính trị, thi hành luật lao động ngày làm 8 giờ và đảm bảo số ngày nghỉ có lơng trong năm cho công nhân, cải thiện đời sống của nhân dân…

- Đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ

Đầu năm 1937, nhân dịp đón đặc phái viên của chính phủ Pháp là Gôđa và toàn quyền Đông Dơng Brêviê, quần chúng lại biểu dơng sức mạnh thông qua các cuộc mít tinh, biểu tình, đa "dân nguyện". Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cải thiện đời sống đã phát triển liên tục, rộng rài, khắp cả thành thị lẫn nông thôn. Ngoài những yêu cầu chung, các giai cấp còn đa ra những yêu sách riêng nh:

+ Công nhân đòi tăng lơng, giảm giờ làm, chống cúp phạt đánh đập và tự do nghiệp đoàn..

+ Nông dân đấu tranh đòi chia lại ruộng công, chống su cao, thuế nặng, giảm tô, giảm tức..

+ Công chức, học sinh, tiểu thơng, tiểu chủ đòi đảm bảo quyền lợi lao động, ban bố các quyền tự do dân chủ, miễn giảm các thứ thuế...

Một phong trào đấu tranh của quần chúng dới các hình thức bãi công, bãi thị, bãi khoá, mít tinh, biểu tình đã nổ ra mạnh mẽ nhất là ở các thành phố, khu

mỏ, và đồn điền cao su. Đặc biệt là phong trào công nhân với cuộc tổng bãi công của công ti than Hòn Gai tháng 11/1936 và cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trờng Thi (7/1937). Ngày 1/5/1938, tại quảng trờng nhà Đấu Xảo - Hà Nội đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với 2,5 vạn ngời tham gia nêu cao khẩu hiệu đòi tự do lập hội ái hữu, nghiệp đoàn, thi hành luật lao động, đòi giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hoà bình, chống sinh hoạt đắt đỏ.

- Đấu tranh nghị trờng, báo chí công khai và văn hoá t tởng

+ Đảng Cộng sản Đông Dơng đã tận dụng mọi khả năng để đấu tranh công khai, hợp pháp. Một hình thức đấu tranh mới mẻ đã đợc Đảng thực hiện là đa ngời của Đảng và của Mặt trận dân chủ Đông Dơng tham gia các cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Bắc kỳ và Trung kỳ, Hội đồng quản hạt Nam kỳ, Hội đồng kinh tế - lí tài Đông Dơng mở rộng công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng, vạch trần chính sách thuộc địa phản động của thực dân Pháp, đấu tranh cho quyền lợi của quần chúng.

+ Đảng Cộng sản Đông Dơng cũng triệt để lợi dụng báo chí công khai làm vũ khí đấu tranh, tuyên truyền đờng lối quan điểm của Đảng, tập hợp và hớng dẫn phong trào của quần chúng. Nhiều sách báo của Đảng và Mặt trận dân chủ Đông Dơng, các đoàn thể quần chúng đã đợc xuất bản nh: tờ “Tin tức”,”Dân chúng’’, “Lao động’’, “Bạn dân’’, “Nhành lúa’’...Một số sách chính trị phổ thông giới thiệu chủ nghĩa Mác - Lênin và chính sách của Đảng cũng đợc lu hành rộng rãi nh cuốn “Vấn đề dân cày’’của Qua Ninh và Vân Đình (tức Trờng Chinh và Võ NguyênGiáp).

+ Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, triết học và t tởng cũng diễn ra rất sôi động, thể hiện trong cuộc tranh luận giữa hai phái “Nghệ thuật vị nghệ thuật’’và “nghệ thuật vị nhân sinh” ( Phái vị nghệ thuật do Nguyễn Quỳnh và Nguyễn Văn Khôi đứng đầu, phái nghệ thuật vị nhân sinh do nhà văn Hải Triều đứng đầu) và giữa phái duy tâm và duy vật trong triết học. Cuộc đấu tranh này đã làm cho một số văn nghệ sĩ và trí thức tỉnh ngộ, giúp họ đi đúng hớng hơn.

Từ cuối năm 1938, Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ngày càng thiên về hữu, bọn phản động Pháp ở Đông Dơng ngóc đầu dậy tấn công lại Mặt trận dân chủ Đông Dơng, ngăn cấm các hoạt động cách mạng, phong trào đấu tranh công khai bị thu hẹp dần và đến 9/1939 thì chấm dứt.

Nh vậy, những sự kiện trên đây chứng tỏ rằng, phong trào dân chủ 1936 - 1939 là một phong trào có quy mô rộng lớn, lôi cuốn đợc đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia với hình thức đấu tranh phong phú.

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi đại học môn lịch sử cực hay (Trang 26 - 28)