II. Phong trào dân chủ 1936-
b. Khởi nghĩa Nam Kì
- Bọn quân phiệt Xiêm (Thái Lan) đợc phát xít Nhật xúi giục, giúp đỡ đã lợi dụng cơ hội Pháp bại trận ở Châu Âu và yếu thế ở Đông Dơng để khiêu khích và gây xung đột dọc đờng biên giới Lào và Campuchia. Để chống lại, bọn thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam ra mặt trận chết thay cho chúng (11/1940). Nhân dân Nam Kì rất bất bình, đặc biệt nhiều binh lính đã đảo ngũ, hoặc bí mật liên lạc với Đảng bộ Nam Kì. Do tình thế cấp bách, Đảng bộ Nam Kì phải quyết định khởi nghĩa tuy cha có sự chuẩn y của Trung ơng Đảng. Nhng trớc ngày khởi nghĩa thì một số cán bộ chỉ huy bị bắt, kế hoạch khởi nghĩa bị lộ . Thực dân Pháp thiết quân luật, giữ binh lính ngời Việt trong trại và tớc hết khí giới của họ, ra lệnh giới nghiêm và bủa lới săn lùng các chiến sĩ cách mạng.
- Theo kế hoạch đã định, cuộc khởi nghĩa vần nổ ra vào đêm 22 rạng ngày 23/11/1940 ở hầu khắp các tỉnh ở Nam Kì. Nghĩa quân đã triệt nhiều đồn bốt, phá đờng giao thông, chính quyền địch nhiều nơi đã tan rã. Nhân dân đã thành lập chính quyền, toà án cách mạng ở nhiều vùng thuộc các tỉnh Gia Định, Mĩ Tho, Bạc Liêu. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên đã xuất hiện từ trong phong trào nổi dậy của quần chúng.
- Thực dân Pháp và tay sai đã đàn áp cuộc khởi nghĩa một cách tàn khốc nh cho máy bay ném bom, đốt nhà, giết hại hàng loạt ngời. Khởi nghĩa Nam Kì bị tổn thất rất nặng nề. Nhiều chiến sĩ u tú của Đảng và dân tộc bị chúng giết hại nh Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai...Cơ sở Đảng bị tổn thất nặng nề.