- Mục b ý1 phần II (khái quát)
b. Chiến dịch Biên giới thu Đông
* Hoàn cảnh:
Bớc vào năm 1950, tình hình thế giới và Đông Dơng diễn ra theo chiều hớng có lợi cho ta, không có lợi cho Pháp:
- Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng nớc ta quan hệ trực tiếp với các nớc xã hội chủ nghĩa.
- Tháng 1/1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nớc xã hội chủ nghĩa khác lần lợt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta. Uy tín và địa vị của nớc ta đợc nâng cao trên trờng quốc tế.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Cămpuchia và Lào phát triển và giành đợc thắng lợi. Tháng 6/1950, Uỷ ban dân tộc giải phóng Cămpuchia thành lập, 8/1950, Chính phủ kháng chiến Pa thét - Lào ra đời đã có tác dụng đa cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung của nhân dân Đông Dơng phát triển.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh của thực dân Pháp ở Đông Dơng lên cao.
* Âm mu của Pháp
Đứng trớc những hoàn cảnh không có lợi đó, thực dân Pháp ngày càng dựa vào Mỹ. Và nhờ vào sự giúp đỡ lớn của Mỹ, thông qua kế hoạch Rơve, thực dân Pháp thực hiện âm mu “khoá chặt biên giới Việt - Trung” bằng việc tăng cờng hệ thống phòng ngự trên đờng số 4 nhằm tách cuộc kháng chiến của ta với hậu phơng xã hội chủ nghĩa; thiết lập “hành lang Đông - Tây”( Hải Phòng- Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La) nhằm cắt đứt sự liên lạc giữa căn cứ địa Việt Bắc với đồng bằng liên khu III, IV và chuẩn bị cho cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ 2.
* Chủ trơng của ta: Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi, phá bỏ sự bao vây của địch, đẩy cuộc kháng chiến phát triển sang một giai đoạn mới, 6/1950, Đảng, Chính phủ và Bộ Tổng t lệnh quyết định mở chiến dịch Biên Giới. Chiến dịch đợc mở hớng Cao Bằng - Lạng Sơn nhằm:
+ Khai thông biên giới Việt - Trung để mở rộng đờng liên lạc quốc tế của ta với các nớc xã hội chủ nghĩa.
+ Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
* Diễn biến:
- Ngày 16/9/1950, quân đội ta đã nổ súng đánh cụm cứ điểm Đông Khê mở màn chiến dịch. Đến sáng 18/9/1950 đã giành thắng lợi. Mất Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, thế phòng thủ đờng số 4 bị lung lay.
Sau khi mất Đông Khê, quân Pháp đợc lệnh rút khỏi Cao Bằng theo đờng số 4. Kế hoạch rút đợc thực hiện bằng cuộc “hành quân kép” bao gồm:
+ Một cuộc hành quân đánh lên Thái Nguyên nhằm thu hút quân chủ lực của ta, đỡ đòn cho đồng bọn ở mặt trận biên giới.
+ Một cuộc tấn công khác từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng rút về.
- Đoán trớc đợc kế hoạch của địch, ta đã bố trí mai phục để chờ đánh quân tiếp viện. Từ 1/10/1950 trở đi, quân ta liên tiếp chặn đánh địch, khiến cho hai cánh quân từ Cao Bằng về và Thất Khê lên không liên lạc đợc với nhau.
Sau 8 ngày chiến đấu ác liệt, từ 1/10 - 8/10/1950, ta đã tiêu diệt gọn 2 binh đoàn gồm 7 tiểu đoàn địch, đánh tan 1 tiểu đoàn khác, làm sụp đổ hoàn toàn kế hoạch rút quân của chúng. Từ 10 đến 20/10/1950, địch hoảng loạn rút khỏi Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, An Châu. Ta truy kích và làm tan rã thêm một số. Trong khi đó, cuộc tiến công lên Thái Nguyên của 6 tiểu đoàn địch cũng bị đập tan.
- Tại các chiến trờng khác nh: đồng bằng Bắc Bộ, Bình - Trị - Thiên, Liên Khu V, Nam Bộ quân và dân ta đều ra sức thi đua giết giặc lập công, kiềm chế địch, không cho chúng tiếp viện mặt trận Cao - Bắc - Lạng.
* Kết quả và ý nghĩa:
- Kết quả: Ta đã hoàn toàn thắng lợi ở cả ba mục tiêu đặt ra. Quân ta đã tiêu diệt và bắt sống 8.300 tên địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phơng tiện chiến tranh, khai thông đờng biên giới Việt - Trung trên đoạn dài 750 km (từ Cao Bằng - Đình Lập) mở rộng đờng liên lạc quốc tế, giải phóng 35 vạn dân, căn cứ địa Việt Bắc đợc mở rộng.
Tính trong phạm vi cả nớc, trong cuộc tấn công Thu - Đông 1950 ta đã diệt 12.000 địch, giải phóng 4.000 km2 đất cùng 40 vạn dân, trong đó có nhiều thị xã quan trọng nh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hoà Bình. “Hành lang Đông - Tây bị chọc thủng”
- ý nghĩa: Với chiến thắng Biên Giới, quyền chủ động về chiến lợc trên chiến trờng chính Bắc Bộ đã thuộc về ta. Từ đó về sau, bộ đội ta liên tục mở những chiến dịch tiến công, đánh tiêu diệt với quy mô ngày càng lớn.