Mô hình chuẩn hóa kiến trúc thương hiệu

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần Du lịch An Giang (Trang 67 - 68)

Lựa chọn mô hình xây dựng thương hiệu là bước khởi đầu rất quan trọng cho việc chuẩn hóa kiến trúc thương hiệu và đề ra các chiến lược truyền thông. Do vậy, xác định mô hình đúng mới có thể xây dựng được thương hiệu thành công, tạo thêm giá trị gia tăng trong lòng khách hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh, mang lại hiệu quả hoạt động cho Công ty.

Công ty Cổ phần du lịch An Giang kinh doanh nhiều lĩnh vực, trong đó có hai lĩnh vực chính là du lịch và xuất khẩu lương thực. Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, Công ty đã không ngừng lớn mạnh và trở thành đơn vị chủ lực khai thác du lịch và xuất khẩu lương thực, nông sản của Tỉnh An Giang và khu vực ĐBSCL.

Mỗi lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty đã tạo được thế mạnh và uy tín riêng. Du lịch nổi tiếng ở thị trường nội địa, xuất khẩu nổi tiếng ở thị trường nước ngoài. Do đó, hai lĩnh vực này có thể hoạt động độc lập với nhau. Bởi vậy, Công ty có thể xây dựng thương hiệu theo

mô hình ngôi nhà thương hiệu. Tức là sản phẩm du lịch thiền và du lịch tín ngưỡng sẽ tạo nên thương hiệu cho Công ty, sau này Công ty có thể xây dựng thêm các thương hiệu khác và tất cả các thương hiệu hoạt động độc lập với nhau, sự lớn mạnh hay thu hẹp của thương hiệu này sẽ không ảnh hưởng đến thương hiệu khác của Công ty. Tuy nhiên, khi các thương hiệu xây dựng thành công thì sẽ thêm uy tín cho Công ty sản sinh ra thương hiệu đó. Tức là khi xây dựng thành công thương hiệu cho lĩnh vực du lịch thì sẽ giới thiệu với mọi người đó là thương hiệu của An Giang Tourimex để tạo nên uy tín và tầm cỡ lớn mạnh cho Công ty. Một ví dụ cho mô hình này đó là sự thành công của Tổng công ty du lịch Sài Gòn. Tổng công ty du lịch Sài Gòn có nhiều công ty thành viên như: Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist - Hà Nội, Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn - Quy Nhơn, Công ty cổ phần Vận chuyển Saigontourist, Công ty Du lịch Fiditour, Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn, Công ty Dịch vụ Du lịch Thủ Đức, Công ty Du lịch Sinh thái Cần Giờ, Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn - Bình Châu. Các công ty thành viên này hoạt động độc lập với nhau và tự xây dựng uy tín thương hiệu cho mình. Khi các công ty thành viên xây dựng được thương hiệu thì uy tín của Tổng công ty du lịch Sài Gòn được nâng lên thêm một bật mới và chứng tỏđược tầm cỡ lớn mạnh của mình để khách hàng ngày hàng ngày càng tin tưởng và trung thành.

Việc áp dụng mô hình ngôi nhà thương hiệu sẽ có lợi là tránh tình trạng thương hiệu yếu làm giảm uy tín của thương hiệu mạnh, chẳng hạn như nếu thương hiệu của thủy sản hay gạo của Công ty gặp trắc trở thì cũng không ảnh hưởng đến thương hiệu du lịch và tập hợp các thương hiệu thành công sẽ tăng thêm uy tín và tầm cỡ cho thương hiệu lớn. Tuy nhiên, mô hình này cũng gặp một số khó khăn là tốn chi phí đầu tư lớn cho xây dựng thương hiệu. Bởi vậy, việc xây dựng chiến lược thương hiệu cần phải hết sức thận trọng nhằm tận dụng tối đa những lợi thế của thương hiệu để tăng thêm uy tín của An Giang Tourimex. Để mang lại uy tín hơn cho Công ty thì tất cả các lĩnh vực hoạt động của Công ty phải cùng nhau phát triển hài hòa để sự nổi tiếng của Công ty là “danh tiếng” chứ không phải “tai tiếng”.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần Du lịch An Giang (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)