Công ty đã có định hướng cho phát triển thương hiệu đề ra chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu như sau:
Tầm nhìn thương hiệu
- Phát triển công ty thành một tổng công ty có thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế. - Phát triển thương hiệu công ty cả về chiều sâu và chiều rộng.
Khẩu hiệu thương hiệu: “Hãy đồng hành cùng chúng tôi”.
Định vị thương hiệu
- Đối với thị trường quốc tế: công ty xây dựng hình ảnh thương hiệu là nhà sản xuất và xuất khẩu gạo ổn định, có uy tín, chất lượng, có chếđộ hậu mãi tốt, dịch vụ chuyên nghiệp và khoa học.
- Đối với thị trường nội địa: công ty xây dựng hình ảnh thương hiệu là nhà sản xuất, kinh doanh và phân phối lớn trong lĩnh vực thương mại và du lịch; có uy tín, chất lượng, có chếđộ hậu mãi tốt, giá cả hợp lí.
Bảo vệ thương hiệu
Thực thi chiến lược 7P một cách nghiêm túc, bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị, con người, các quy trình và bằng chứng vật chất kết hợp với mô hình tiếp thị 4A bao gồm: sự chấp nhận được, giá cả hợp lí, tiếp cận dễ dàng, được khách hàng biết đến để tiếp tục tồn tại và phát triển trên thương trường với lợi nhuận cao.
Xây dựng thương hiệu trong nội bộ Doanh nghiệp
- Xây dựng văn hóa công ty: có chiến lược cải tiến vềđào tạo và tái đào tạo đểổn định nguồn nhân lực chuyên nghiệp.
- Đầu tư cho hoạt động xây dựng thương hiệu bài bản: + Xây dựng bản đồ tài chính và ngân quỹ + Xây dựng khả năng dự báo trước + Tìm kiếm các nhà tư vấn đáng tin cậy
+ Đào tạo nhà quản trị thương hiệu chuyên nghiệp.
+ Tạo sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc của cán bộ công nhân viên công ty, khách hàng và các cơ quan hữu quan.
- Chuẩn hóa qui trình quản lý, qui trình tác nghiệp và qui trình sản xuất.
Xây dựng thương hiệu ngoài Doanh nghiệp
- Đẩy mạnh nhiều ngành hàng.
- Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu khách hàng để cải tiến sản phẩm/dịch vụ.
- Xây dựng chiến lược phân phối thích hợp để có thể phục vụ sản phẩm/ dịch vụ đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
- Tạo uy tín, nâng cao khả năng thích ứng sản phẩm/ dịch vụ của mình với thị trường. - Đăng ký chứng nhận doanh nghiệp về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Như vậy, Công ty đã định hướng chiến lược xây dựng thương hiệu từ trong doanh nghiệp đến ngoài doanh nghiệp, từ nội địa đến nước ngoài. Tuy nhiên, chiến lược đề ra còn mang tính chung chung, chưa cụ thể.
Tóm lại, thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty Cổ phần du lịch An Giang có một sốưu – nhược điểm như sau:
Ưu điểm
- Công ty đã có nhận thức tốt về thương hiệu và xây dựng thương hiệu, quyết định mức đầu tư cho xây dựng thương hiệu rất cao.
- Ban lãnh đạo Công ty đánh giá cao tầm quan trọng của thương hiệu trong cạnh tranh trên thị trường.
- Ý thức được hoạt động xây dựng thương hiệu bài bản, chuyên nghiệp.
- Có tiềm lực cơ sở vật chất tương đối lớn, do đó Công ty có nhiều thuận lợi trong việc mở rộng quy mô và những hoạt động của Công ty.
- Công ty tận dụng được tiềm năng du lịch của An Giang để phát triển các tour du lịch.
- Uy tín thương hiệu ngày càng tăng, thị phần Công ty dần được mở rộng.
- Các nhà hàng của Công ty tạo được uy tín và tên tuổi cho riêng mình.
- Có nhiều hoạt động marketing cho xây dựng và phát triển thương hiệu tại thị trường nội địa. Bước đầu xây dựng được truyền thông tĩnh nhất quán cho thương hiệu, tạo sự nhận biết cho khách hàng từ logo khá hiệu quả.
Nhược điểm
- Công ty chưa có phòng chuyên trách, quản lý về marketing và thương hiệu, các hoạt động marketing nhằm quảng bá thương hiệu được thực hiện nhưng chưa truyền thông đến khách hàng.
- Công ty vẫn chưa có chính sách đào tạo, huấn luyện cho chức danh quản lý thương hiệu, nhãn hiệu. Không thường xuyên đánh giá thoả mãn khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.
- Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty chưa được nhiều người biết đến.
- Thông tin về Công ty và sản phẩm của Công ty không nhiều. Chủ yếu qua trang web của Công ty nhưng nội dung trang web còn ít. Do đó, thương hiệu cũng ít được biết và nhắc đến. Khách hàng biết đến Nhà hàng – khách sạn có tiếng tại TP Long Xuyên nhưng lại không biết đó là dịch vụ của Công ty.
- Định hướng về xây dựng thương hiệu được hình thành nhưng còn mang tính chung chung, chưa cụ thể.
- Bước đầu xây dựng được các thành phần thương hiệu hiệu quả nhưng slogan chưa thực sự gây chú ý và ấn tượng.
Chương 5
CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG
Sau khi đã tìm hiểu thực trạng về xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty Cổ phần du lịch An Giang, tiếp theo đây tôi trình bày về chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho Công ty. Phân tích thị trường là cơ sởđể đề ra chiến lược gồm phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến du lịch và môi trường vi mô để biết được cơ hội, đe dọa, điểm mạnh và điểm yếu của Công ty; phân tích tình hình cạnh tranh; phân tích thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu. Khi đã có đủ thông tin, tôi tiến hành đưa ra giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệugồm: Định hướng phát triển, định vị, mô hình chuẩn hóa kiến trúc thương hiệu, đề xuất chiến lược truyền thông, kế hoạch thực hiện chiến lược và dự toán ngân sách.