Quản trị thương hiệu

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần Du lịch An Giang (Trang 75)

Các công việc quản trị thương hiệu

Công ty cần thành lập một số bộ phận phụ trách về quản trị hình ảnh, xây dựng kế hoạch truyền thông, mức độ hài lòng của khách hàng, cập nhật nhu cầu của khách hàng, đăng ký pháp lý, chương trình tập huấn cho nhân viên.

- Quản trị hình ảnh: Hình ảnh, tính cách thương hiệu khi quảng bá đến khách hàng phải đồng bộ. Bởi vậy, Công ty cần thảo luận kỹ về việc chọn hình ảnh. Đồng thời, những hình ảnh khi quảng bá cần được theo dõi để kiểm tra xem có đúng yêu cầu đưa ra chưa để kịp thời hiệu chỉnh.

- Xây dựng kế hoạch truyền thông: Mục tiêu truyền thông thương hiệu không giống nhau vào các thời điểm. Đối tượng khách hàng quan tâm đến các phương tiện truyền thông không hẳn

giống nhau. Bởi vậy, dựa vào khả năng tài chính của Công ty, thời điểm va mục tiêu truyền thông mà Công ty lựa chọn công cụ và lập kế hoạch cho chương trình truyền thông vào từng thời điểm khác nhau cho các đối tượng khách hàng khác nhau.

- Thu thập mức độ hài lòng của khách hàng: Thành công của Công ty được đánh giá bằng sự hài lòng của khách hàng. Mức độ hài lòng của khách hàng được đánh giá thông qua phiếu đánh giá về các tiêu chí mà Công ty quan tâm. Chẳng hạn như: Thái độ, phong cách của nhân viên, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ…

- Nhu cầu của khách hàng không ngừng biến đổi, bởi vậy Công ty cần phải có bộ phận cập nhật nhu cầu mới của khách hàng để đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Do đó, không được chủ quan cho rằng nhu cầu qua các lần sử dụng dịch vụ của Công ty như nhau, đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong quá khứ thì có thể tiếp tục thực hiện như vậy trong tương lai, nếu làm như thế thì Công ty rất dễ tục hậu về phía sau. Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để mở rộng thêm dịch vụ, sản phẩm và thị trường mới nhằm tạo uy tín thêm cho thương hiệu. Biết được nhu cầu của khách hàng thì Công ty có thể xây dựng thêm thương hiệu mới.

- Công ty cần phải đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân viên đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Lĩnh vực pháp lý sẽ giao cho những người am hiểu nhiều về pháp luật phụ trách.

Các công việc quản trị trên cần phải được thực hài hòa, phối hợp chặc chẽ thì thương hiệu mới xây dựng thành công được. Khi thương hiệu thành công thì sẽ công bố thương hiệu là thuộc Công ty Cổ phần du lịch An Giang để uy tín Công ty thêm mở rộng.

Phương diện pháp lý

Thương hiệu chỉ chính thức được bảo hộ sau khi được đăng ký tại Cục sở hữu Công nghiệp. Bởi vậy, Công ty cần phải đăng ký thương hiệu sau khi thiết kế và lựa chọn thương hiệu. Công ty không nên mạo hiểm lựa chọn phương án triển khai sử dụng thương hiệu trước khi thương hiệu được đăng ký.

Công ty có thể thực hiện đăng ký thương hiệu bằng cách nộp hồ sơ đến Cục sở hữu Công nghiệp Việt Nam (là đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường):

Địa chỉ: Số 384 – 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 844.8583069

Fax: 844.8588449

Công ty có thể nhờ sự trợ giúp của luật sư bởi vì các luật sư sẽ am tường các quy định pháp luật hiện hành, có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Nhân sự phụ trách

Công việc xây dựng thương hiệu phải giao trách nhiệm cho bộ phận marketing thuộc phòng Kinh doanh - Xuât nhập khẩu phụ trách. Tuy nhiên, tất cả nhân viên Công ty phải có ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Tóm li, hoạt động du lịch của An Giang Tourimex chịu tác động của nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài Công ty. Công ty cố gắng tận dụng điểm mạnh, vượt qua nguy cơ, hạn chế mặt yếu và tránh các mối đe dọa đễ cạnh cạnh với nhiều đối thủ trong khu vực ĐBSCL. Các Công ty du lịch ởĐBSCL có nhiều thế mạnh cũng như uy tín nhưng những sản phẩm du lịch của các Công ty này vẫn chưa có sự khác biệt lớn. Khi cuộc sống của con người bận rộn

và có thu nhập cao thì họ có nhu cầu hòa nhập với tự nhiên và làm những điều phước thiện nhằm thanh thản tâm hồn. Dựa vào những kẻ hở của thị trường và lợi thế về vị trí địa lý thì định vị cho thương hiệu là “du lịch xanh kết hợp tín ngưỡng” với tên hiệu là Angiang nativetour, tính cách là “an toàn, phước thiện và tự nhiên” dựa trên mô hình ngôi nhà thương hiệu. Dựa theo định vị và mô hình xây dựng thương hiệu thì các sản phẩm du lịch đề xuất là du lịch sinh thái, du lịch homestay, du lịch thiền và du lịch tín ngưỡng trong đó lấy du lịch thiền và du lịch tín ngưỡng làm chủ đạo. Dựa vào khả năng của Công ty, thời điểm và mục tiêu truyền thông của Công ty mà Công ty có thể áp dụng hình thức truyền thông động hay truyền thông tĩnh. Truyền thông tĩnh thông qua danh thiếp của nhân viên, thư từ, hợp đồng, văn bản, phương tiện vận chuyển,… Truyền thông động thông qua quảng cáo, khuyến mãi, chào và bán hàng, PR trong đó chú trọng PR, quảng cáo qua kênh truyền hình và internet. Tất cả các hình thức truyền thông cho khách hàng nhằm cho thấy “cùng Angiang nativetour hòa mình vui sướng, an toàn và hướng thiện cùng thiên nhiên”. Để thương hiệu xây dựng phù hợp thì Công ty có nhiều công tác quản trị thương hiệu về pháp lý, phân công nhân sự, quản trị hình ảnh, cập nhật nhu cầu khách hàng, đào tạo, huấn luyện nhân viên…

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

Trong xu thế hội nhập thế giới và khu vực, mỗi doanh nghiệp, mỗi Công ty đang đứng trước xu thế mới của thời đại và cạnh tranh gay gắt với nhau. Ngày nay, khách hàng chú ý đến những sản phẩm/ dịch vụ của những thương hiệu nổi tiếng. Cho nên, sản phẩm/ dịch vụ muốn thu hút được khách hàng thì cần phải xây dựng thương hiệu cho chúng. Điều này cũng không ngoại lệđối với Công ty cổ phần du lịch An Giang. Sau 20 năm hoạt động, tuy Công ty đã tạo dựng được thếđứng của mình trên thương trường nhưng để có thểđứng vững trong dài hạn thì Công ty cần phải đầu tư cho chiến lược mới đó là xây dựng và quản lý thương hiệu. Mặc dầu chưa có kế hoạch nào cụ thể cho việc xây dựng thương hiệu nhưng Công ty đã có quyết định đầu tư tài chính là khá cao (10-20%/ tổng doanh thu/ năm).

Tất cả các tỉnh thuộc ĐBSCL hiện nay đều có Công ty du lịch hoạt động. Các Công ty dựa trên thế mạnh của vùng để phát triển các loại hình du lịch đa dạng. Tuy nhiên, các loại hình du lịch của các công ty hiện nay chưa có biệt và chưa có chiến lược truyền thông thương hiệu nỗi bật.

Nhằm đáp ứng cho khách hàng mục tiêu là những công nhân viên chức cư trú ở thành thị và có thu nhập cao, Công ty nên định vị thương hiệu là “du lịch xanh kết hợp tín ngưỡng” với các sản phẩm là du lịch sinh thái, du lịch homesatay, du lịch tín ngưỡng và loại hình du lịch mới hiện nay đó là du lịch thiền.

Để xây dựng thương hiệu thành công, Công ty cần phối hợp hài hòa và hợp lý các yếu tố marketing, điểm mạnh của Công ty và cơ hội của ngành du lịch đồng thời khắc phục điểm yếu, hạn chếđe dọa. Từđó, Công ty có thể hoạch định một chiến lược thương hiệu hiệu quả cho tương lai, làm sao để thương hiệu của Công ty cổ phần du lịch An Giang khắc sâu trong tâm trí của khách hàng, là suy nghĩđầu tiên khi nhắc đến du lịch. Muốn làm được điều này thì Công ty cần phải hoạch định chiến lược quảng bá hình ảnh cũng như hoạt động truyền thông hiệu quả thông qua các phương tiện quảng cáo, PR, khuyến mãi và chào hàng, trong đó chú trọng nhiều đến quảng cáo và PR. Tuy nhiên, phải chú ý rằng qua các hoạt động truyền thông phải đo lường kết quả thực hiện đểđánh giá hiệu quả thực hiện và đề ra kế hoạch cho tương lai.

6.2 Kiến nghị

Về phía Công ty Cổ phần du lịch An Giang

Qua quá trình thực tập tại Công ty và nghiên cứu đề tài “Xây dựng thương hiệu cho Công ty Cổ phần du lịch An Giang”, tôi nhận thấy Công ty đã có những nhận biết cũng như ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, để xây dựng thương hiệu mang lại hiệu quả, tôi đưa ra một sốđề xuất sau:

- Công ty nên thành lập một phòng marketing riêng biệt để chuyên phụ trách về công tác marketing và thành lập một bộ phận phụ trách xây dựng và quản lý thương hiệu để nâng cao tinh thần, trách nhiệm làm việc của mỗi người.

- Phối hợp với Trường Đại học An Giang hoặc Trung tâm giáo dục thường xuyên An Giang đểđưa nhân viên học các khóa đào tạo về xây dựng và quản lý thương hiệu, giúp cho việc xây dựng và quản lý thương hiệu được thực hiện một cách bài bản hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạo không khí làm việc vui vẻ, thân thiện trong Công ty. Xem nhân viên như là một nguồn lực cần được đào tạo chứ không phải là một gánh nặng chi phí để kích thích nhân viên làm việc nhiệt tình, sáng tạo.

- Nếu công ty muốn định hướng mở rộng thương hiệu ra thị trường quốc tế thì có thể thuê các công ty quảng cáo của nước ngoài trong việc quảng bá thương hiệu, đồng thời nhờ sự trợ giúp của luật sư về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

- Trong thời gian tới Công ty nên đổi tên lại bởi vì tên hiện tại của Công ty chỉ thể hiện được một nữa lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là du lịch, chưa thể hiện được lĩnh vực xuất khẩu lương thực. Tuy nhiên tên giao dịch thì nên giữ như hiện tại vì nó đã thể hiện được hai lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty. Hiện Có thểđổi lại thành “Công ty Cổ phần du lịch và Thương mại An Giang”.

- Thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển chuyên đầu tư và nghiên cứu các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh đó, thành lập bộ phận chuyên quản lý thông tin thể kịp thời nắm bắt được thông tin của thị trường, cung cấp kịp thời cho nhà quản trịđểđề ra chiến lược phát triển phù hợp.

- Bảng hiệu của các nhà hàng, khách sạn trực thuộc Công ty nên thiết kế logo ở vị trí dễ nhìn để khách hàng biết đến Công ty nhiều hơn, tránh tình trạng khách hàng biết rất rõ dịch vụ nhưng không biết đó là của Công ty nào.

- Trong quá trình xây dựng thương hiệu nên thực hiện đầy đủ các bước.

- Thương hiệu nói lên chất lượng thực của sản phẩm/ dịch vụ, uy tín của nhà cung cấp. Vì vậy, để thương hiệu có được danh tiếng của mình trên thị trường thì Công ty phải thực hiện đúng những gì mà mình đã hứa với khách hàng.

Về phía các cơ quan ban ngành

Một số kiến nghịđối với các cơ quan ban ngành như sau:

- Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xúc tiến thương mại hoặc tham gia nhiều hoạt động để quảng bá thương hiệu và sản phẩm.

- Mở lớp đào tạo cho dân chúng hiểu đúng về giá trị thực của thương hiệu. Nhằm giúp họ phân biệt được trong quan hệ mua bán, phân biệt đúng chất lượng sản phẩm/dịch vụ có thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ không có thương hiệu.

- Hỗ trợ vốn cho Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng thương hiệu thành công.

- Nhà nước tạo điều kiện cho các Công ty du lịch tham quan nước ngoài và hợp tác với các công ty du lịch quốc tế để giới thiệu du lịch Việt Nam đến các nước trên thế giới, nhằm thu hút khách hàng nước ngoài ngày càng đông.

6.3 Những đóng góp và hạn chế của đề tài nghiên cứu

Đề tài giúp người đọc thấy được những lợi ích của việc xây dựng thương hiệu, những thử cơ hội, thử thách đối với ngành du lịch, cũng như những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty Cổ phần du lịch An Giang. Giúp cho công ty có thể nhìn lại chặng đường phát triển của mình đặc biệt là quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu trong những năm qua cả mặt làm được và mặt hạn chế. Đề tài đưa ra chiến lược xây dựng thương hiệu cho lĩnh vực du lịch của Công ty, Công ty có thể tham khảo và vận dụng vào thực tiễn.

Mặc dầu có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả nhưng đề tài vẫn còn một số hạn chế sau:

- Đề tài còn nặng tính lý thuyết hơn tính thực tiễn.

- Dữ liệu thứ cấp thu thập từ internet nên chưa đảm bảo độ tin cậy cao.

- Tác giả chỉ phỏng vấn trên địa bàn TP Long Xuyên theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, chưa nghiên cứu hết khách hàng trong cả nước vì vậy thông tin chưa mang tính đại diện cao. - Đáp viên là những người đi làm, không có nhiều thời gian cho nên họ chỉ trả lời qua loa cho xong. Từđó làm cho mẫu thu thập được còn nhiều hạn chế về thông tin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lê Xuân Tùng. 2005. Xây dựng và phát triển thương hiệu. Hà Nội: NXB Lao Động - Xã hội.

Nguyễn Trần Hiệp. 2006. Thương hiệu và sự phát triển thương hiệu. Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội.

Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang. 2003. Nguyên lý marketing. TP Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Richard Moore. 2004. Thương hiệu dành cho lãnh đạo – Những điều cần biết để tạo một thương hiệu mạnh. TP Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.

Trương Đình Chiến (chủ biên). 2005. Thành công nhờ thương hiệu. Hà Nội: NXB Văn Hóa Thông tin.

Lê Thị Ngọc Diễm. 2007. Xây dựng thương hiệu gạo cho công ty cổ phần Gentraco. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh Nông nghiệp. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang.

Lê Ngọc Đoan Trang. 2008. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo của công ty cổ phần Angimex. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân ngành Kinh tếĐối ngoại. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang.

Kotler, Philip. 2000. Những nguyên lý tiếp thị. Hà Nội: NXB Thống Kê.

Nguyễn Thị Phi Phượng. 01.04.2009. Tiềm năng và lợi thế của du lịch An Giang. Đọc

từ: http://www.chudu24.com/tin-du-lich/tin-du-lich/chau-a/viet-nam/an-giang/pho- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chua-lang-son.html (đọc ngày 20.04.2009).

Hùng Anh. 18.03.2007. Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long: Bỏ tiền mua… Thất vọng!

Đọc từ: http://vietbao.vn/Du-lich/Du-lich-dong-bang-song-Cuu-Long-Bo-tien-mua-that-

vong/40191780/254/ (đọc ngày 12.03.2009).

Anh Vân. 24.02.2008. Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long còn yếu kém. Đọc từ:

http://www.tin247.com/du_lich_dong_bang_song_cuu_long_con_yeu_kem-1- 67530.html (đọc ngày 09.03.2009).

Trần An. 28.08.2006. Đầu tư phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu từ đâu? Đọc từ: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/vanhoa/2006/8/565.html (đọc ngày 12.03.2009).

Các trang web tham kho :

Báo tuổi trẻ online: www.tuoitreonline.com.vn Cục thống kê: www.gso.gov.vn Tổng Cục du lịch Việt Nam: www.vietnamtourism.gov.vn Sở Du lịch An Giang: www.sodulich.angiang.gov.vn Thương hiệu Việt: www.thuonghieuviet.com Quản trị thương hiệu: www.quantrithuonghieu.com Tạp chí thương hiệu Việt: www.vietnamBranding.com Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com.vn

Báo điện tử của báo kinh tế nông nghiệp: www.kinhtenongnghiep.com.vn Công ty Cổ phần du lịch An Giang: www.angiangtourimex.com.vn

Công ty cổ phần du lịch Bến Tre: www.bentretourist.vn

Công ty cổ phần du lịch Cần Thơ: www.canthotourist.com.vn Công ty cổ phần du lịch Cửu Long: www.cuulongtourist.net Công ty cổ phần du lịch Tiền Giang : www.tiengiangtourist.com Tổng công ty du lịch Sài Gòn: www.saigontourist@sgtourist.com.vn Trang web Google: www.google.com

PHỤ LỤC 1

Bản phỏng vấn lãnh đạo Công ty cổ phần du lịch An Giang

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần Du lịch An Giang (Trang 75)