Yếu tố quản trị
Chức năng lãnh đạo được thực hiện khá tốt trong cơ cấu tổ chức này. Ban quản trị có năng lực chuyên môn, sáng tạo, nhiệt tình và quan tâm đến công việc kinh doanh, quan tâm nhân viên, tạo điều kiện làm việc tốt cho nhân viên.
Công tác dự báo của Công ty dựa trên tính thực tiễn và khoa học. Dự báo du lịch dựa trên những thông tin về dự báo nhu cầu du lịch của thế giới, Việt Nam, ĐBSCL và An Giang. Thông qua khả năng đáp ứng nhu cầu của Công ty, từđó Công ty đưa ra các chỉ tiêu về du lịch. Tuy nhiên, một phần dự báo cũng dựa trên trực giác, bởi vậy kết quả thực hiện có sự khác biệt so với kế hoạch đề ra.
Bảng 5.1: So sánh doanh thu thực hiện của hoạt động du lịch với kế hoạch Năm Kế hoạch Thực hiện Cùng kỳ hiSo sánh thện/kế hoạựch c So sánh cùng kỳ
2006 26.300.000.000 24.310.900.000 22.590.400.000 92% 108% 2007 32.388.700.000 31.284.500.000 24.223.200.000 129% 97% 2008 38.607.000.000 38.084.300.000 31.166.900.000 99% 122%
Nguồn: Phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu
Từ bảng 5.1 cho thấy kết quả thực hiện so với kế hoạch năm 2006 và năm 2007 có sự chênh lệch khá lớn đặc biệt là vào năm 2007. Nhưng đến năm 2008 thì kế hoạch và thực hiện gần như là không có sự chênh lệch. Chất lượng dự báo như vậy là rất tốt, đủ độ tin cậy để xây dựng chiến lược nhằm đạt được mục tiêu.
Công tác kiểm tra thường xuyên diễn ra. Kiểm tra được thực hiện tốt nhất là Kế toán–Tài chính.
Về tổ chức, Công ty sát nhập một số phòng ban nhằm phù hợp với yêu cầu mới sau khi cổ phần hóa. Chẳng hạn như Phòng Tổ chức hành chính và Phòng Đầu tư xây dựng được gộp lại thành Phòng Tổ chức và Đầu tư. Phòng Xuất nhập khẩu đổi lại là Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu. Phòng Kế hoạch nghiệp vụ được sửa đổi thành Phòng Nghiệp vụ phát triển du lịch. Toàn công ty hoạt động dưới sựđiều hành của văn phòng công ty. Cơ cấu này hoạt động khá hiệu quả.
Yếu tố tài chính – Kế toán
Từ khi chuyển đổi hình thức quản lý (công ty cổ phần) vào tháng 12 năm 2004, hoạt động kinh doanh của các đơn vị du lịch trực thuộc khởi sắc, doanh thu va lợi nhuận năm sau luôn tăng cao so với năm trước.
Khả năng huy động vốn
Công ty cổ phần du lịch An Giang có khả năng huy động vốn mạnh thông qua hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán. Do công việc kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo uy tín nên được ngân hàng ngoại thương cho vay theo hạng mức ngày càng cao. Công ty không bị động về vốn do được nhà nước cấp ngân sách và ngân hàng ngoại thương hỗ trợ vốn hàng năm. Ngoài ra, công ty cũng có thể huy động vốn góp cổ phần của các cổđông.
Tình hình tài chính
Để có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty, ta phân tích các chỉ số thanh toán của Công ty qua các năm 2006, 2007 và 2008.
Bảng 5.2: Các chỉ số thanh toán của Công ty
Chênh lệch
Chỉ tiêu Đơvịn 2006 2007 2008
2007-2006 2008-2007
Tỷ số thanh toán nhanh Lần 0,16 0,54 0,69 0,38 0,15 Tỷ số thanh toán hiện hành Lần 0,48 0,61 1,13 0,13 0,51 Tỷ số thanh toán lãi vay Lần 1,47 1,37 3,62 -0,11 2,25
Nguồn: Phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu
Nhìn chung chỉ số thanh toán nhanh của công ty có sự biến động qua các năm 2006, 2007 và năm 2008, tuy nhiên sự biến động này không nhiều và có xu hướng tăng lên, đây là điều tốt cho công ty vì qua bảng ta thấy các hệ số thanh toán nhanh tương đối thấp, cao nhất vào năm 2008 đạt 0,69 lần và thấp nhất vào năm 2006 chỉđạt 0,16 lần. Như vậy vào năm 2008, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì sẽ có 0,69 đồng tài sản ngắn hạn, không bao gồm hàng tồn kho để thanh toán. Hệ số thanh toán này có sự biến động tăng lên qua mỗi năm và đạt giá trị tương đối thấp là do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của công ty tăng lên rất nhanh. Mặt khác, tốc độ tăng không nhanh bằng tài sản ngắn hạn, hơn nữa nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng nợ, do đó hệ số thanh toán nhanh đạt giá trị tương đối thấp. (Vì thế công ty đang có giải pháp nhằm gia tăng hệ số thanh toán này là điều phù hợp). Xét cho cùng, tình hình thanh toán nhanh của công ty là chưa thật tốt, bởi vì công ty dù đang có giải pháp nhằm gia tăng hệ số thanh toán nhanh, nhưng hiện tại năm 2008 hệ số này vẫn chưa cao, vì thế công ty chưa có khả năng hoàn toàn chủ động trước các khoản nợ khi tới hạn, khả năng huy động các nguồn tiền đáp ứng cho nhu cầu trả nợ là chưa cao. Đó là khả năng thanh toán khi tài sản không có hàng tồn kho, đối với khả năng thanh toán có hàng tồn kho thể hiện qua khả năng thanh toán hiện thời. Ta thấy hệ số thanh toán hiện thời của công ty có xu ướng tăng lên theo mỗi năm, đặc biệt hệ số này vào năm 2008 tăng lên và đạt 1,13 lần, tăng 0,51% so với năm 2007. Hiện tượng này có thể chứng tỏ tình hình thanh toán của công ty ngày càng tốt hơn. Hơn thế nữa, biến động theo chiều tăng dần qua các năm, đây là một thuận lợi cho công ty trong hoạt động kinh doanh của mình, từ chổ chưa đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn (năm 2006, 2007 hệ số thanh toán nhỏ hơn 1), đến chổđủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (năm 2008 lớn hơn 1). Nguyên nhân dẫn đến hệ số này trong năm 2008 tăng nhanh một cách đột biến như thế là do: Tại thời điểm năm 2008 hàng tồn kho tăng lên rất mạnh mẽ, điều này đã làm tài sản ngắn hạn tăng lên theo. Như ta đã biết khả năng thanh toán của hàng tồn kho tương đối chậm và không ổn định bằng các loại tài sản khác, vì thếđể tình hình thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty được tốt hơn, công ty này cần có biện pháp nhằm làm giảm hàng tồn kho, đồng thời tăng các loại tài sản ngắn hạn khác.
Cuối cùng là tỷ số thanh toán lãi vay. Ta thấy năm 2006 và năm 2007, lợi nhuận công ty tạo ra do việc sử dụng vốn qua các năm đều thấp hơn lãi nợ vay phải trả, điều này được thể hiện thông qua khả năng thanh toán lãi vay ở năm 2006, 2007 đều thấp (hệ số < 2). Cho thấy khả năng thanh sinh lời của vốn trong 2 năm này chưa cao, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Tuy nhiên hệ số thanh toán này được tăng lên rất nhanh vào năm 2008 đạt 3,62 tăng đến 2,25 lần so với năm 2007, việc tăng lên của hệ số này chứng tỏ trong năm 2008 công ty hoạt động đạt hiệu quả khá cao nên lợi nhuận tăng rất nhanh, mặc dù chi phí lãi vay cũng có tăng nhưng tốc độ lợi nhuận tăng rất mạnh và cao hơn so với tốc độ tăng của chi phí lãi vay, từđó đã làm cho
hệ số thanh toán lãi vay trong năm này tăng lên rất cao, như vậy trong năm 2008 công ty đã sử dụng vốn khá hiệu quả.
Nhìn chung, công ty có một sự biến động khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành theo chiều hướng tăng, thể hiện công ty có nhiều cố gắng hoàn thành tốt nghĩa vụ trả nợ của mình. Song, khả năng thanh toán này còn ở mức thấp, đòi hỏi cần phải cải thiện tốt hơn trong thời gian tới. Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty qua 3 năm đều đạt giá trị tương đối tốt (>1) và qua các giá trị này đã chứng tỏ công ty luôn đủ khả năng thanh toán đầy đủ lãi vay cho chủ nợ. Bên cạnh đó, hệ số thanh toán này có xu hướng tăng lên, đây là biểu hiện tốt cho tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Yếu tố nhân sự
Vấn đề nhân lực luôn là điều mà lãnh đạo của An Giang Tourimex quan tâm. Mọi nhân viên khi vào công ty đều trải qua khâu tuyển dụng nghiêm ngặt và phải đáp ứng yêu cầu của công ty về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của từng vị trí công việc,… Do đó, công tác tuyển dụng nhân sự ngày càng được cải thiện. Hiện nay, Công ty có những chếđộ tuyển dụng nhân sự mới như tuyển sinh viên mới ra trường có năng lực, trẻ, nhiệt tình, sáng tạo và có trình độ chuyên môn. Công ty xem nhân viên là nguồn lực cần đào tạo và phát triển chứ không xem họ là chi phí.
Công ty có chếđộ chính sách bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn cho nhân viên. Đặc biệt là nhân viên quản lý, kế toán. Chú ý đến việc đào tạo cho nhân viên có các chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ.
Nhiều phúc lợi xã hội cho nhân viên đã được thực hiện như: bảo hiểm y tế và xã hội, tổ chức tham quan du lịch, cắm trại, thể thao, cấp tiền may đồng phục hàng năm,…
Công ty có những chính sách, phong trào thi đua làm việc giữa các phòng ban, các đơn vị và có chế độ khen thưởng, đãi ngộ tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc rất tích cực, nhiệt tình và phấn khởi. Mối quan hệ giữa lãnh đạo, cấp dưới và mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau trong công ty là khá tốt.
Trình độ chuyên môn của nhân viên trong công ty được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 5.3: Trình độ chuyên môn của nhân viên
Trình độ nhân sự Số lượng Tỷ trọng (%) Đại học 48 14,33 Cao đẳng 15 4,48 Trung cấp 48 14,33 Sơ cấp 16 4,78 Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ 137 40,89 Lao động giản đơn 71 21,19 Tổng 335 100 Nguồn: Số liệu phòng tổ chức – hành chính
Nhìn chung, chuyên môn của nhân viên trong Công ty đạt mức tương đối khá. Đặc biệt, ở các vị trí đòi hỏi nhân viên phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì được Công ty đào tạo kỹ. Đội ngũ nhân sự của Công ty cổ phần du lịch An Giang có trình độđại học chủ yếu là cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng của công ty. Công ty hoạt động với quy mô hiện tại thì đội ngũ nhân viên như vậy sẽđảm đương được công việc, nhưng vào mùa du lịch cao điểm (mùa hè) thì phương tiện vận chuyển và hướng dẫn viên không đáp ứng đủ nhu cầu. Nếu công ty mở rộng thêm quy mô hoạt động, dịch vụ, mở rộng thêm thị trường thì sẽ không thểđảm đương hết tất cả các phần việc. Vì vậy, công ty cần có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nhân viên hợp lý ngay từ bây giờ.
Yếu tố marketing
Công ty cổ phần du lịch An Giang chưa có phòng marketing riêng, marketing chỉ là một bộ phận nhỏ trực thuộc Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu. Công việc của bộ phận marketing chủ yếu là xây dựng, triển khai kế hoạch quảng cáo, PR; Thu thập thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh; Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, thiết lập kênh phân phối sản phẩm/dịch vụ, xúc tiến bán hàng, quảng bá hình ảnh của Công ty, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của Công ty, thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp, khách hàng...
Ở các đơn vị trực thuộc công ty đầu tư nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí. Trên địa bàn TP Long xuyên chỉ Công ty cổ phần du lịch An Giang là có khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao (khách sạn Đông Xuyên), do vậy không có đối thủ cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng mục tiêu bằng dịch vụ cao cấp. Đây cũng là nơi tổ chức tiệc cưới số 1 tại TP Long Xuyên. Tuy nhiên, Các dịch vụ của các nhà hàng, khách sạn và lữ hành của Công ty thì chưa có gì khác biệt nhiều so với đối thủ cạnh tranh. Do đó, giá trị gia tăng từ dịch vụ mang lại cho khách hàng không nhiều, vì thế lợi thế cạnh tranh chưa cao. Hoạt động marketing của các nhà hàng, khách sạn trực thuộc Công ty thực sự mang lại hiệu quả cho các đơn vị này nhưng chưa thực sựđi đôi với việc giới thiệu được hình ảnh của Công ty bởi vì khi phỏng vấn khách mục tiêu thì họ biết rất rõ về các đơn vị này nhưng họ không biết thuộc Công ty nào. Bên cạnh đó, một số nhà hàng, khách sạn có xu hướng xuống cấp, gây khó khăn cho phục vụ.
Trong thời gian qua, hoạt động chiêu thị của Công ty được thực hiện khá nhiều nhưng chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, chưa có sức lan tỏa lớn. Trong khi đó, quảng cáo là loại hình có sức lan tỏa rất lớn nhưng Công ty rất ít có chương trình quảng cáo trên đài truyền hình cũng như trên các tờ báo ăn khách hiện nay. Công tác quan hệ với báo, đài chưa được công ty chú trọng. Công ty chưa tổ chức được sự kiện lớn nhằm mang thông điệp đến với công chúng. Tuy nhiên, Công ty đã có những hoạt động marketing để quảng bá thương hiệu và nâng cao uy tín của mình trên thương trường như:
- Xây dựng website riêng với tên là www.angiangtourimex.com.vn. Trên website Công ty đầu tư cho các tài liệu quảng cáo nhằm giới thiệu hình ảnh cũng như các dịch vụ của Công ty. Đây là cách thức hiệu quảđể tạo ra sự nhận biết thương hiệu một cách rộng rãi nhất nếu tận dụng được các lợi thế của hình thức này. Tuy nhiên, thông tin trên website chưa nhiều bởi thế chưa thu hút được nhiều người xem.
- Hình thức khuyến mãi chủ yếu dưới dạng chiết khấu thương mại cho khách hàng sử dụng dịch vụ với số lượng nhiều.
- Công ty tham gia vào các chương trình phúc lợi xã hội như xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, tham gia vào các phong trào phúc lợi xã hội do Liên đoàn lao dộng của Tỉnh An Giang đề ra. Nhận nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh hùng suốt đời. Tài trợ các cuộc thi văn hóa, thể thao truyền thống ở các địa phương trong và ngoài Tỉnh... Tuy nhiên các hoạt động
này chỉ dừng lại ở công tác từ thiện, tài trợ mà chưa mang thông tin về hình ảnh của Công ty đến với đông đảo khách hàng.
- Vào dịp Lễ thì Công ty có tổ chức một số chương trình cá múa nhạc, trò chơi, ẩm thực ở Khu du lịch Túp Dụp và các nhà hàng, khách sạn của Công ty.
- Công ty có hai chương trình ẩm thực thu hút khách hàng. Đó là: Chương trình “Ẩm thực khai hoang - Gánh hàng rong” được thực hiện vào cuối mỗi tuần, khởi điểm tại khách sạn Đông Xuyên (Trung Tâm TP Long Xuyên), hiện tại đã nhân rộng ra cho các khách sạn khác thuộc Công ty và chương trình ẩm thực “Bò thố tiềm” chỉ có ở Khách sạn Long Xuyên. Đây là hai hoạt động độc quyền của Công ty Cổ phần du lịch An Giang trên địa bàn TP Long Xuyên.
- Công ty tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại của các sở, ban ngành, hiệp hội,... qui mô cấp tỉnh, cấp vùng, cấp quốc gia và quốc tế.
Hiện tại thì Công ty chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển. Do vậy, mặc dầu Công ty có thực hiện nghiên cứu thị trường nhưng chưa nghiên cứu phát triển sản phẩm/dịch vụ do vậy công tác marketing chưa mang tính chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, Công ty chưa có bộ phận chuyên đảm trách công việc thu thập thông tin. Vì thế những thông tin mà Công ty thu thập về và thông tin công bố ra bên ngoài còn nghèo nàn. Do đó, ban quản trị chưa được cung cấp thông tin một cách toàn diện để ra quyết định cho các chiến lược phát triển.
Qua phân tích môi trường vi mô của Công ty cổ phần du lịch An Giang, có thể rút ra được một sốđiểm mạnh và điểm yếu sau:
Điểm mạnh