Ví dụ 1 Chủ đề: Ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS (Trang 86 - 90)

IV. Hướng dẫn việc KTĐG theo chuẩn KT-KN 1 Xác định mục đích KTĐG

Ví dụ 1 Chủ đề: Ngành nông nghiệp

a. Câu hỏi bám sát chuẩn KT-KN

Câu 1. Điều kiện tự nhiên quan trọng nào sau đây tạo nên tính đa dạng về sản phẩm nông nghiệp ở nước ta?

A. Đất. B. Nước. C. Khí hậu. D. Sinh vật.

Câu 2. Vùng nào sau đây có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ. D. Các đồng bằng ven biển miền Trung.

Câu 3. Diện tích đất nông nghiệp nước ta hiện nay chiếm khoảng

A. hơn 5 triệu ha. B. hơn 7 triệu ha.

C. hơn 9 triệu ha. D. hơn 10 triệu ha.

Câu 4. Điều kiện tự nhiên nào sau đây đã gây nên tính thất thường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nước ta?

A. Đất. B. Khí hậu. C. Nguồn nước. D. Sinh vật.

Câu 5. Yếu tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng thường xuyên tới hoạt động sản xuất lương thực ở nước ta trên diện rộng?

A. Động đất. B. Sương muối, giá rét.

Câu 6. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta.

Câu 7. Sản lượng cây lúa nước ta liên tục tăng, chủ yếu là do

A. mở rộng diện tích gieo trồng.

B. năng suất liên tục tăng.

C. áp dụng tiến bộ trong sản xuất.

D. lực lượng lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm.

Câu 8. Hãy nối các ý ở cột bên trát với cột bên phải sao cho hợp lí

Câu 9. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất hiện nay là

A. chăn nuôi gia súc B. chăn nuôi gia cầm C. sản phẩm trứng, sữa D. phụ phẩm chăn nuôi

Câu 10. Sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nói lên điều gì ?

Câu 12. Nhận xét và giải thích các vùng trồng lúa ở nước ta.

Câu 13. Nhận xét và giải thích sự phân bố cây công nghiệp hằng năm và lâu năm ở nước ta. Câu 14. Cho bảng số liệu

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%)

Năm Tổng số Gia súc Gia cầm Sản phẩm trứng, sữa

Phụ phẩm chăn nuôi

1990 100,0 63,9 19,3 12,9 3,9

2002 100,0 62,8 17,5 17,3 2,4

Sản phẩm chuyên môn hoá Vùng chuyên canh

Đồng bằng sông Hồng Cao su

Trung du và miền núi Bắc Bộ Cà phê

Tây Nguyên Lúa

Đông Nam Bộ Chè

a) Vẽ hai biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. b) Nhận xét

b. Các câu hỏi vượt chuẩn KT-KN

Câu 1. Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta? Câu 2. Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ?

Câu 3. Vì sao lợn được chăn nuôi nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng?

Câu 4.Cho những ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối với tình hình sản xuất một số nông sản ở địa phương em.

Ví dụ 2: Chủ đề - Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

a. Câu hỏi bám sát chuẩn KT-KN

Câu 1.Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm bao nhiêu tỉnh?

A. 12 tỉnh B. 13 tỉnh

C. 14 tỉnh D. 15 tỉnh

Câu 2. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có

A. diện tích không rộng lớn.

B. vùng biển rộng lớn và giàu tiềm năng. C. giàu tiềm năng thủy điện nhất cả nước. D. diện tích rừng lớn nhất nước ta.

Câu 3.Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm mấy tiểu vùng?

A. 2 tiểu vùng B. 3 tiểu vùng

C. 4 tiểu vùng D. 5 tiểu vùng

Câu 4.Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở tiểu vùng Đông Bắc là

A. phát triển thuỷ điện B. khai thác khoáng sản

C. chăn nuôi gia súc D. trồng cây lương thực

Câu 5. Nêu đặc điểm vị trí vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và ý nghĩa vị trí địa lí của vùng. Câu 6. Nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 7. Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ?

Câu 8. Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ?

Câu 9.Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

A. Công nghiệp khai thác khoáng sản. B. Công nghiệp thuỷ điện.

C. Công nghiệp cơ khí. D. Công nghiệp hoá chất.

Câu 10. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng trồng cây công nghiệp nào lớn nhất nước ta?

A. Chè B. Cà phê C. Cao su D. Hồ tiêu

Câu 11. Cửa khẩu quan trọng nào sau đây không nằm trên đường biên giới Việt Trung?

A. Móng Cái B. Hữu Nghị

C. Lào Cai D. Lao Bảo

Câu 12. Nhờ những điều kiện thuận lợi gì mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với toàn quốc ?

Câu 13. Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc ?

Câu 14. Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 15. Cho bảng số liệu

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (tỉ đồng)

Tiểu vùng 1995 2000 2002

Tây Bắc 302,5 541,2 696,2

Đông Bắc 6197,2 10657,7 14301,3

Vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

b. Các câu hỏi vượt chuẩn KT-KN

Câu 1. Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và có trình độ phát triển dân cư, xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ.

Câu 2. Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ?

Câu 4. Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà cây chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với toàn quốc ?

Câu 5. Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 6. Vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc, dựa vào bảng số liệu 18.1 (trang 69 – SGK).

Một phần của tài liệu CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w