Bài 8 Sự phát triển và phân bố nông nghiệp a Kiến thức

Một phần của tài liệu CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS (Trang 39 - 41)

a. Kiến thức

* Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp

- Nông nghiệp nước ta có bước phát triển vững chắc, trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn. - Nông nghiệp phát triển đa dạng nhưng trồng trọt vẫn chiếm ưu thế.

+ Ngành trồng trọt phát triển đa dạng. Lúa là cây trồng chính: diện tích, năng suất, sản lượng lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người không ngừng tăng (dẫn chứng).

+ Cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển khá mạnh.

+ Nhiều sản phẩm trồng trọt đã được xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, trái cây. - Chăn nuôi:

+ Chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong nông nghiệp. + Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh (dẫn chứng).

+ Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang mở rộng.

* Trình bày và giải thích sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi - Trồng trọt:

+ Cây lương thực

Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên (đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới ẩm) và kinh tế - xã hội (người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa, lực lượng lao động và nguồn tiêu thụ dồi dào, chính sách của nhà nước,..).

+ Cây công nghiệp

Các cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè) phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi, do nơi đây có đất feralit là chủ yếu, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.

Các cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, bông, dâu tằm, thuốc lá.... ) phân bố chủ yếu ở các đồng bằng.

+ Cây ăn quả: các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

- Chăn nuôi:

+ Trâu: nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; do những nơi này có nhiều đồng cỏ tự nhiên, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, trâu có khả năng chịu rét, thích hợp khí hậu ẩm.

+ Bò: nuôi nhiều nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ, do nơi đây có khí hậu nóng, mùa khô kéo dài, sẵn nguồn thức ăn (đồng cỏ, sản phẩm phụ của ngành trồng trọt,...).

+ Lợn: tập trung ở những vùng có nhiều hoa màu lương thực hoặc đông dân như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Gia cầm: phát triển nhanh ở đồng bằng do có sẵn nguồn thức ăn, đông dân.

b. Kĩ năng

- Phân tích bản đồ (lược đồ) nông nghiệp và bảng phân bố cây công nghiệp để thấy rõ sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở nước ta.

- Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi, cơ cấu ngành trồng trọt, tình hình tăng trưởng của gia súc, gia cầm ở nước ta.

Ví dụ 6: Địa lí 9

Chủ đề: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ a. Kiến thức

* Nhận biết vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội

- Vị trí địa lí: ở phía bắc đất nước, giáp các tỉnh phía nam Trung Quốc và thượng Lào, giáp vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

- Lãnh thổ: chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ của cả nước, có đường bờ biển dài.

- Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ: dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước, lãnh thổ giàu tiềm năng.

* Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội

- Đặc điểm: địa hình cao, cắt xẻ mạnh; khí hậu có mùa đông lạnh; nhiều loại khoáng sản; trữ năng thủy điện dồi dào.

- Thuận lợi: tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện phát triển kinh tế đa ngành. - Khó khăn: địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp, xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét...

* Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của vùng

- Đặc điểm:

+ Đây là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người. Tên một số dân tộc tiêu biểu (Thái, Mường, Tày, Nùng, Dao, Mông...). Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc (dẫn chứng). + Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc đổi mới. - Thuận lợi:

+ Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới...).

- Khó khăn:

+ Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế. + Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

b. Kĩ năng

- Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của vùng.

- Dựa vào các bản đồ (lược đồ) Tự nhiên, Dân cư, trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w