Chủ đề: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam

Một phần của tài liệu CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS (Trang 47 - 50)

Có thể có hai cách để khai thác từng đơn vị chuẩn KT ở chủ đề này : cách một, bóc tách từng đơn vị chuẩn kiến thức theo yêu cầu của chuẩn; cách hai, hòa trộn các đơn vị kiến thức như trong SGK: trình bày bốn đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam, nêu những thuận lợi và khó khăn đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

Đây là bài học rèn luyện tư duy tổng hợp địa lí thông qua việc củng cố và tổng kết các kiến thức đã học về các hợp phần tự nhiên. Vì thế, GV cần hướng dẫn HS củng cố và liên kết các kiến thức địa lí bộ phận đã được học (như địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật Việt Nam) để xây dựng bài học mới.

Cách 1

- Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn KT-KN: Trình bày và giải thích được bốn đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam.

+ HĐ 1. GV có thể hướng dẫn HS thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm đọc một nội dung trong SGK, liên hệ kiến thức đã học để trình bày và giải thích bốn đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên Việt Nam.

Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam

Trình bày Giải thích

Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm

Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi

Thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng, phức tạp

+ HĐ 2. Đại diện các nhóm trình bày => nhận xét/bổ sung => GV chuẩn kiến thức.

- Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn KT-KN: Nêu được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

+ HĐ 1. GV đặt câu hỏi: Trên cơ sở các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam, em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với đời sống và phát triển kinh – xã hội.

+ HĐ 2. HS trả lời => bổ sung => GV chuẩn kiến thức.

Cách 2

+ HĐ 1. Cả lớp

HS dựa vào các bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp kiến thức đã học, cho biết: Việt Nam nằm giữa các vĩ độ bao nhiêu? Thuộc môi trường tự nhiên nào? Nêu đặc điểm của môi trường tự nhiên đó?

HS phát biểu, GV chốt lại vấn đề .

HS dựa vào kiến thức đã học và vốn hiểu biết hãy nêu: Ở vùng nào và vào mùa nào tính chất nóng ẩm của nước ta bị xáo trộn nhiều nhất? Tính chất nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng gì đến sản xuất và đời sống?

HS phát biểu, GV chốt lại vấn đề .

Chuyển ý: GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm vị trí lãnh thổ Việt Nam và hỏi Biển Đông có vài trò gì trong việc tạo thành đặc điểm chung của thiên nhiên?

+ HĐ 3. Cá nhân / cặp.

HS dựa vào bản đồ Việt Nam, Atlat Địa lí Việt Nam, kết hợp kiến thức đã học: So sánh diện tích vùng biển Việt Nam với diện tích phần đất liền; Cho biết Biển Đông có ảnh hưởng gì tới thiên nhiên Việt Nam? Là một nước ven biển, Việt Nam có thuận lợi gì trong phát triển kinh tế?

Các cặp trao đổi, đại diện HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức.

Chuyển ý: GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm địa hình Việt Nam, GV khẳng định đồi núi là quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam.

+ HĐ 4: Cá nhân.

HS dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp kiến thức đã học, cho biết: Tỉ lệ giữa diện tích đồi núi, cao nguyên so với đồng bằng; Địa hình đồi núi có ảnh hưởng gì tới hoàn cảnh tự nhiên chung? Đồi núi nước ta có thuận lợi, khó khăn gì trong phát triển kinh tế – xã hội?

HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức.

Chuyển ý: GV yêu cầu HS nhắc lại 3 đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam và hỏi: ngoài sự đồng nhất trong cả nước, liệu thiên nhiên Việt Nam còn có tính chất nào khác?

+ HĐ 5: Cá nhân – Nhóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS dựa vào bản đồ tự nhiên hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, kết hợp kiến thức đã học cho biết: Thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng, phức tạp có thuận lợi khó khăn gì cho phát triển kinh tế- xã hội ?

Sau khi cá nhân nghiên cứu, cả nhóm trao đổi đi tới thống nhất, đại diện nhóm trình bày => GV chuẩn kiến thức.

Tóm tắt các đặc điểm tự nhiên và ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội

Đặc điểm Nội dung thể hiện Ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội

Nhiệt đới ẩm gió mùa

- Khí hậu: nóng, ẩm, phân mùa…

- Sông ngòi: nhiều nước, nhiều phù sa và phân mùa…

- Thổ nhưỡng: đất feralit... - Sinh vật: đa dạng, giàu có…

- Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa canh, xen canh nhiều vụ, nhiều loại cây trồng vật nuôi.

- Thiên tai nhiều: bão, lũ lụt, hạn hán, sương muối, sâu bệnh…

Đặc điểm Nội dung thể hiện Ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội

- Địa hình: vỏ phong hoá dày… độ chia cắt lớn…

Ven biển

- Vùng biển Việt Nam có diện tích lớn, gấp ba lần đất liền…

- Vùng biển là miền tự nhiên độc đáo, giàu có…

- Thiên nhiên vùng biển có ảnh hưởng mạnh tới đất liền, trực tiếp là vùng duyên hải…

- Kinh tế biển phát triển + Dầu khí…

+ Hải sản… + Giao thông… + Du lịch

- Bão biển, nước mặn, sóng lớn, triều cường gây khó khăn, trở ngại

Đồi núi

- Đồi núi chiếm ¾ diện tích đất liền - Đồi núi hình thành các vành đai tự nhiên theo chiều cao. Mỗi vành đai có những đặc điểm tự nhiên riêng

+ Nhiệt đới (dưới 600m)

+ Á nhiệt đới núi thấp và trung bình (600 - 2600m)

+ Ôn đới núi cao (trên 2600m)

- Kinh tế miền đồi núi

+ Nông - lâm nghiệp (rừng, đồng cỏ, cây á nhiệt đới, chăn nuôi gia súc lớn…)

+ Du lịch: leo núi, tắm nước khoáng, nghỉ mát…

+ Thuỷ điện, thuỷ lợi

+ Khai thác và chế biến khoáng sản…

Đa dạng, phức tạp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phân chia lãnh thổ thành các vùng, miền (B-N, Đ-T và chiều cao).

- Biến động mạnh mẽ theo mùa, theo thời gian…

- Kinh tế, xã hội đa dạng, phong phú. Các vùng, miền hỗ trợ lẫn nhau.

- Các vùng không đồng nhất, mạnh yếu khác nhau.

Ví dụ 6: Địa lí 9

Một phần của tài liệu CHUẨN KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÍ THCS (Trang 47 - 50)