- Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn KT-KN : Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
+ HĐ 1. GV yêu cầu HS trở lại bài 6, xem lược đồ các vùng kinh tế, trong đó chú ý vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ HĐ 2. GV sử dụng bản đồ tự nhiên kết hợp yêu cầu HS xem lược đồ trong SGK để nêu
câu hỏi gợi mở HS phân tích về ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
Lưu ý : Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm cả bộ phận các đảo, quần đảo trên vịnh Bắc Bộ.
- Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn KT-KN : Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ HĐ 1. GV chia nhóm, yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 17.1 và nghiên cứu SGK, hoàn
thành phiếu học tập sau:
Đặc điểm Thuận lợi Khó khăn
Địa hình Khí hậu Khoáng sản
Tiềm năng thủy điện
+ HĐ 2. Các nhóm trao đổi, thảo luận => đại diện báo cáo kết quả => nhận xét/bổ sung
=> GV chuẩn kiến thức.
Để làm phong phú bài học GV có thể tham khảo số liệu trong bảng sau :
Cơ cấu tài nguyên theo lãnh thổ (đơn vị : %)
Tổng số Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi Bắc Bộ Đông Nam Bộ Bắc Trung Bộ Các vùng còn lại Than 100 - 99,9 - 0,1 - Quặng sắt 100 - 38,7 - 61,3 - Bô xit 100 - 30 - - 70 Dầu khí 100 10 - 90 - - Đá vôi 100 8 50 - 40 2 Apatit 100 - 100 - - -
Trữ năng thuỷ điện 100 - 56 6,2 7,8 30
+ HĐ 3. Tiếp theo, GV có thể cho HS đọc nhanh bảng 17.1 trong SGK, gợi ý HS nêu sự
khác biệt về điều kiện tự nhiên và tiềm năng kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc. (chuẩn không yêu cầu).
- Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn KT-KN : trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
+ HĐ 1 : GV giới thiệu về cơ cấu và địa bàn cư trú của một số dân tộc.
+ HĐ 2. Yêu cầu HS đọc các bảng số liệu 17.2 và thảo luận câu hỏi trong SGK. Với bảng
17.2, gợi ý HS đối chiếu về tình hình ở hai tiểu vùng.
- Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn KT-KN : Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó.
+ HĐ 1. Tìm hiểu ngành Công nghiệp
GV yêu cầu HS đọc nhanh kênh chữ và xem lược đồ kinh tế, gợi ý HS căn cứ vào hình 18.1 xác định các cơ sở chế biến khoáng sản. Chú ý tới mối liên hệ giữa nơi khai thác và nơi chế biến.
Dựa trên lược đồ 18.1 GV gợi ý HS khai thác tiềm năng công nghiệp năng lượng (nhiệt điện, thuỷ điện), đặc biệt tìm hiểu ý nghĩa của thuỷ điện Hoà Bình.
+ HĐ 2. Tìm hiểu ngành Nông nghiệp
Quan sát hình 18.1, GV lưu ý HS một số cây trồng có tỉ trọng lớn so với cả nước, quan trọng nhất là cây chè.
HS cần biết rằng đối với cây chè thì điều kiện đất và khí hậu là rất quan trọng. Cây chè là thức uống ưa chuộng trong nước cũng như một số nước trên thế giới như thị trường EU, Nhật Bản, các nước Tây Nam Á.
Ngoài những sản phẩm nêu trên, GV nên đặt câu hỏi Trung du và miền núi Bắc Bộ còn có những điều kiện gì để sản xuất lương thực? Cần lưu ý HS một số cánh đồng lớn và có tiếng như Mường Thanh (Điện Biên), Bình Lư (Lai Châu), Văn Chấn (Yên Bái), Đại Từ (Thái Nguyên), Hoà An (Cao Bằng),... là những địa bàn sản xuất lương thực có hạt (lúa, ngô). Ngô là nguồn lương thực chính của một số dân tộc ít người sống ở vùng cao biên giới phía Bắc.
+ HĐ 3. Tìm hiểu ngành Lâm nghiệp
GV đặt câu hỏi tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện phát triển lâm nghiệp và cần phát triển theo hướng nào?
HS trả lời => nhận xét/bổ sung => GV chuẩn kiến thức.
- Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn KT: Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn với các ngành kinh tế chủ yếu của từng trung tâm.
+ HĐ 1. GV yêu cầu HS quan sát hình 18.1 nêu
Bốn trung tâm kinh tế : Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn. Một số ngành công nghiệp đặc trưng.
+ HĐ 2. HS trả lời => nhận xét/bổ sung => GV chuẩn kiến thức. 5. Phân tích một số giáo án minh hoạ