- Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn KT: Nêu được cấu tạo của Trái Đất và đặc điểm của từng lớp.
+ HĐ 1. Tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất:
Bước 1. GV cho HS quan sát hình 26 SGK và cho biết: Trái Đất bao gồm mấy lớp. Thứ tự các lớp từ ngoài vào trong, độ dày các lớp. Sau đó GV cho HS đọc nội dung bảng về cấu tạo bên trong của Trái Đất.
Bước 2. GV cho HS chơi trò chơi xếp các mảnh ghép: GV chuẩn bị sản 6 mảnh ghép có nội dung sau:
1. Độ dày từ 5-7 km. Trạng thái rắn chắc.
2. Độ dày gần 3000 km. Trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng. 3. Độ dày trên 3000 km. Trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong. 4. Khoảng 15000C đến 47000C.
5. Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 10000C. 6. Cao nhất khoảng 50000C.
Yêu cầu HS ghép các mảnh ghép này vào các lớp của Trái Đất: Lớp vỏ; lớp trung gian; lớp lõi Trái Đất.
- Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn KT-KN: Trình bày được cấu tạo, vai trò của lớp vỏ Trái Đất; Xác định được 7 mảng kiến tạo lớn trên lược đồ SGK.
+ HĐ 2. Tìm hiểu cấu tạo lớp vỏ Trái Đất:
- Bước 1. GV cùng HS xác định lại vị trí của lớp vỏ Trái Đất và tìm hiểu lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
- Bước 2. GV cho HS dựa vào lược đồ hình 27 SGK nêu tên 7 mảng kiến tạo lớn (Âu-Á, Phi, Ấn Độ, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực, Thái Bình Dương).
- Bước 3. Nếu đối tượng HS khá có thể tiếp thu được GV có thể phát vấn thêm Hãy cho biết các mảng kiến tạo nào di chuyển xô vào nhau và tách xa nhau. (đây là phần kiến thức vượt chuẩn).
+ HĐ 3. Vai trò của lớp vỏ Trái Đất. GV phát vấn cho HS nêu vai trò của lớp vỏ Trái Đất
(GV gợi mở dần dần để HS trả lời, không để HS sử dụng SGK).
Ví dụ 2. Địa lí 7