trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất a. Kiến thức
* Nêu khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. - Tác động của nội lực và ngoại lực:
+ Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
+ Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình. Vì vậy, địa hình trên bề mặt Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề.
* Nêu hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Biết được khái niệm mác ma.
- Núi lửa là hình thức phun trào macma ở dưới sâu lên mặt đất.
- Động đất là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển.
- Tác hại của động đất, núi lửa: tro bụi và dung nham núi lửa có thể vùi lấp các thành thị, làng mạc; những trận động đất lớn có thể làm cho nhà cửa, đường sá, cầu cống bị phá huỷ và làm chết nhiều người.
- Mácma là những vật chất nóng chảy nằm ở dưới sâu, trong lớp vỏ Trái Đất, nới có nhiệt độ trên 10000C.
b. Kĩ năng
Nhận dạng một số loại địa hình do tác động của nội lực và ngoại lực