ảnh về Tây Nguyên, đặt câu hỏi về vị trí và tiềm năng tự nhiên để phát triển kinh tế của Tây Nguyên. Tại sao nói Tây Nguyên có bản sắc văn hoá phong phú và có nhiều nét đặc thù? → HS trả lời → GV dẫn dắt tìm hiểu nội dung bài học.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ 1. Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ (cả lớp)
- Bước 1: HS đọc SGK, quan sát lược đồ, hoặc bản đồ treo tường. Hãy xác định các vùng lãnh thổ lân cận và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
- Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Phía đông tiếp giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Phía tây nam tiếp giáp với Đông Nam Bộ. - Phía tây tiếp giáp với Lào và Cam-pu-chia. - Đây là vùng duy nhất nước ta không giáp biển. → Có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả nước về kinh tế và quốc phòng.
HĐ 2. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (nhóm)
- Bước 1: Chia nhóm (2 bàn 1 nhóm) và giao việc. Các nhóm đọc SGK, căn cứ vào hình ảnh (hình 28.1 và 28.2) và bảng biểu (28.1) hãy nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.
- Bước 2: Đại diện nhóm có số chẵn và số lẻ trình bày, các nhóm còn lại tập trung chú ý, bổ sung, đặt câu hỏi (nếu cần thiết)
- Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiênnhiên nhiên
1. Thuận lợi
- Địa hình: cao nguyên xếp tầng.
- Đất: chủ yếu là đất đỏ badan trên các cao nguyên: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông. - Khí hậu: nhiệt đới cận xích đạo, có sự phân hoá theo độ cao.
+ Đất, khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp.
- Nước: khá dồi dào, tiềm năng thuỷ điện lớn (sau Trung du và miền núi phía Bắc).
- Sinh vật:
+ Rừng tự nhiên của Tây Nguyên chiếm 29,2% diện tích cả nước; có nhiều lâm sản, chim, thú quý hiếm.
+ Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao.
+ Việc bảo vệ rừng đầu nguồn có ý nghĩa.
- Khoáng sản: Không có nhiều, chủ yếu là bôxit (hơn 3 tỉ tấn).
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
- Tiếp theo, GV yêu cầu HS sử dụng hình 28.1, lần theo các dòng chảy bắt nguồn từ Tây Nguyên đổ về các vùng lận cận, đổ sang các nước láng giềng và gợi ý giải thích tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng ở Tây Nguyên. Mặt khác cũng phải nói tới trách nhiệm của các vùng sử dụng nước từ rừng đầu nguồn để góp phân cải thiện đời sống các dân tộc Tây Nguyên.
quốc gia…
2. Khó khăn
- Mùa khô kéo dài → thiếu nước → cháy rừng. - Chặt phá rừng (làm nông nghiệp, lấy lâm sản…), săn bắn động vật hoang dã → ảnh hưởng đến môi trường và đời sống dân cư.
* Bảo vệ môi trường tự nhiên ở Tây Nguyên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
HĐ 3. Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội (cá nhân)
- Bước 1:
+ HS dựa vào bản đồ dân cư, hãy nêu sự phân bố dân cư ở Tây Nguyên.
+ Căn cứ vào bảng 28.2 nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở Tây Nguyên.
- Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. GV nhấn mạnh : nhờ những thành tựu của công cuộc Đổi mới, điều kiện sống của các dân tộc ở Tây Nguyên được cải thiện đáng kể. GV hướng dẫn HS kể ra những công trình thuỷ điện, công trình giao thông vận tải… để HS thấy được sự quan tâm của Nhà nước đối với Tây Nguyên.
- Bước 3: GV cho HS thấy được những nhiệm vụ đặt ra hiện nay với Tây Nguyên về môi trường, về phát triển kinh tế…