- Số dân và mật độ dân số thấp, phân bố không đều (chủ yếu ở các đô thị và ven đường giao thông).
- Có nhiều dân tộc ít người, bản sắc văn hoá phong phú.
- Có khả năng thu hút lực lượng lao động từ các vùng trong cả nước.
- Đây là vùng vẫn còn khó khăn của đất nước, điều kiện sống đang được cải thiện.
- Nhiệm vụ đặt ra:
+ Ngăn chặn nạn phá rừng, bảo vệ đất, rừng và các động vật hoang dã.
+ Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo.
+ Đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đới sống các dân tộc.
4. Củng cố, đánh giá
a. Trắc nghiệm
Chọn ý đúng trong các ý sau;
Câu 1. Tỉnh nào của Tây Nguyên sau đây nằm ở ngã ba Đông Dương?
A. Gia Lai. B. Đắk Lắk. C. Kon Tum. D. Đắk Nông.
Câu 2. Địa hình của Tây Nguyên
B. dài và hẹp ngang.
C. là các cao nguyên xếp tầng.
D. cao ở phía tây, thoải dần về phía đông.
Câu 3. Loại đất có diện tích lớn nhất, có ý nghĩa đặc biệt đối với cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A. đất phù sa. B. đất đỏ ba dan. C. đất xám phù sa cổ. D. đất pha cát.
Câu 4. Cây công nghiệp giữ vai trò chủ đạo của Tây Nguyên là
A. cây cao su. B. cây chè. C. cây cà phê. D. cây hồ tiêu.
Câu 5. Theo thứ tự, Tây Nguyên là vùng có diện tích rừng che phủ đứng thứ mấy cả nước?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên ở Tây Nguyên là
A. hạn chế về tài nguyên đất.. B. thiếu nước vào mùa khô. C. khí hậu khắc nghiệt. D. khoáng sản hạn chế.
Câu 7. Để thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, nhiệm vụ đặt ra hiện nay đối với Tây Nguyên là
A. ngăn chặn nạn phá rừng, bảo vệ đất, rừng và các động vật hoang dã. B. đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo.
C. đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. D. Tất cả các ý trên.
b. Tự luận
Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn của Tây Nguyên.
5. Hoạt động nối tiếp
Nội dung 2.3: TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KT-KN