- Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn KT-KN : Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp: tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản, điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố quyết định.
+ HĐ 1. Phân tích các nhân tố tự nhiên:
Khi dạy mục này nên tiến hành sơ đồ hoá và tổ chức HS tham gia hoàn thiện các khung sơ đồ do GV đưa ra. Trong quá trình thao tác sơ đồ, cần tránh đơn giản hoá quá mức.CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN
Khi giảng về tài nguyên đất, GV cần nhấn mạnh đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp. Tài nguyên đất ở nước ta khá đa dạng, trong đó có hai nhóm đất cơ bản là đất phù sa và đất feralit. Tài nguyên đất ở đây được đánh giá theo giá trị sử dụng cho mục đích nông nghiệp. GV nên hướng dẫn HS tham khảo các lược đồ tự nhiên Tây Nguyên (hình 28.1), Đông Nam Bộ (hình 31.1), Đồng bằng sông Cửu Long (hình 35.1) để hiểu thêm về sự phân bố đất badan, đất phù sa cổ (đất xám), đất phèn, đất mặn được đề cập trong bài.
Có thể sơ đồ hoá để tóm tắt tài nguyên đất dưới dạng sau :
Khi giảng về tài nguyên khí hậu, GV có thể sử dụng hình thức thảo luận nhóm để HS hoàn thiện các sơ đồ do GV đưa ra, chẳng hạn, để trả lời các câu hỏi về đặc điểm khí hậu của nước ta. K hí h ậu V iệ t N am
Đặc điểm 1 : Nhiệt đới ẩm, gió mùa
Thuận lợi Khó khăn Đặc điểm 2 : Phân hoá rõ
rệt theo chiều Bắc Nam, theo độ cao và theo mùa
Thuận lợi Khó khăn Tài nguyên đất Đất phù sa Đất feralit Phân bố Cây trồng thích hợp Phân bố Cây trồng thích hợp
Đặc điểm 3 : Tai biến thiên nhiên
Khó khăn
Khi giảng về tài nguyên nước, GV có thể cho HS đọc phần kênh chữ của mục này. Câu hỏi : "Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta" là một câu hỏi đòi hỏi phải suy nghĩ sâu, và có thể coi như là sự "láy lại" các ý đã nêu ở trong bài. Có thể thấy các lí do chính sau đây :
+ HĐ 2. Phân tích các nhân tố kinh tế - xã hội
GV sử dụng sơ đồ hóa và yêu cầu HS cho biết các nhân tố kinh tế - xã hội đối với phát triển và phân bố nông nghiệp.
Sử dụng PP đàm thọa gợi mở, phát vấn... để phân tích từng nhân tố.
Sau đó yêu cầu HS cho biết trong bốn nhân tố kinh tế - xã hội trên, nhân tố nào là quan trọng nhất đối với phát triển và phân bố nông nghiệp. (Chính sách phát triển nông nghiệp là quan trọng nhất, vì nó tác động đến việc: khơi dậy và phát huy các mặt mạnh trong con người lao động; hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật; tạo ra các mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp; mở rộng thị trường và ổn định đầu ra cho sản phẩm.).
- Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn KT-KN : Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp: phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính.
GV có thể sử dụng PP thuyết trình tích cực để trình bày một cách tóm tắt về tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Hướng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn KT-KN : Trình bày và giải thích sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi.
+ HĐ 1. Ngành trồng trọt:
Khi phân tích bảng 8.1, GV nên đặt câu hỏi từng bước để HS nhận biết và giải thích xu hướng thay đổi tỉ trọng đối với từng nhóm cây : cây lương thực, cây công nghiệp.
Cây lương thực, trọng tâm là về cây lúa. GV nêu yêu cầu phân tích bảng số liệu, ví dụ, diện tích tăng bao nhiêu nghìn ha, tăng gấp mấy lần (từ năm 1980 đến năm 2002), tương tự đối với năng suất, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân trên đầu người. Sau đó giao cho 4 nhóm để tính từng chỉ tiêu. Việc này mất độ vài phút, nhưng nó có ý nghĩa giới thiệu cho HS kĩ
năng phân tích bảng số liệu thống kê, để thấy rằng các số liệu thống kê không khô khan, không đơn điệu. Tiếp đến GV chốt lại ở các con số năm 2002 để HS ghi nhớ. Về phân bố các vùng trồng lúa, GV hướng dẫn HS đọc lược đồ hình 8.2 trong SGK.
Cây công nghiệp, tất cả nội dung được xoay quanh bảng tổng hợp dưới dạng ma trận "Các cây công nghiệp chủ yếu và các vùng phân bố chính". GV cho HS thấy rằng nếu đọc theo hàng ngang, ta sẽ nắm được các vùng phân bố chính của một cây công nghiệp nào đó. Còn nếu đọc theo cột dọc, thì sẽ biết ở một vùng có các cây công nghiệp chính nào được trồng.
+ HĐ2. Ngành chăn nuôi:
GV nên đặt câu hỏi để HS hiểu rõ cơ cấu ngành chăn nuôi.
GV chỉ (hoặc cho HS tìm) trên bản đồ vùng phân bố của trâu bò là miền núi. Ở những nơi HS khá có thể đặt câu hỏi : Tại sao bò sữa phát triển ở ven các thành phố lớn ? Đó là do gần thị trường tiêu thụ.
Các vùng chăn nuôi lợn và gia cầm chính gắn với các vùng trồng lúa. Câu hỏi : Vì sao lợn được nuôi nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng ? Điều này là do : việc đảm bảo cung cấp thức ăn, thị trường đông dân, nhu cầu việc làm lớn ở vùng này.
Ví dụ 7: Địa lí 9