Xây dựng Quỹ phát triển hoạt động KH&CN cho các trờng đại học.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI (Trang 35 - 37)

đại học.

ở nớc ta, Quỹ phát triển hoạt động KHCN, đợc xác định trong Luật KHCN và Quỹ hỗ trợ phát triển KHCN, đợc xác định trong Luật Khuyến khích đầu t trong nớc. Tuy vậy, cho đến nay tuy đã đợc thành lập nhng trên thực tế 2 quỹ này vẫn cha đi vào hoạt động.

Đối với hoạt động KH&CN của cả nớc, ngoài một số quỹ hoặc một số khoản tiền mang tính chất quỹ ra, nh Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC), khoản kinh phí hỗ trợ KH&CN nằm ở kho bạc Nhà nớc do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trờng trớc đây, Bộ Khoa học và Công nghệ hiện nay và các sở KH&CN là chủ tài khoản, thì mới chỉ có tổ chức ngân hàng thực tế làm trung gian tài chính cho một số hoạt động liên quan tới KH&CN. Nhà nớc ta đã có một loạt các văn bản pháp quy (Luật, Nghị định, Quyết định, Thông t) quy định hình thành một số tổ chức trung gian tài chính cho hoạt động KH&CN. Khái quát văn bản có liên quan tới quỹ hỗ trợ hoạt động KH&CN và đối chiếu với thực tế thực hiện thời gian qua ở nớc ta do một đề tài nghiên cứu thực hiện trong năm 1999 đã rút ra nhận xét sau: [65]

- Tác động của các quỹ hoặc các khoản tiền mang tính chất quỹ còn yếu đối với việc hỗ trợ hoạt động KH&CN, còn rất hạn hẹp về nguồn, hạn chế về phạm vi hoạt động, thiếu tổ chức bộ máy thích hợp để duy trì và phát triển.

- Các quy định về quỹ hỗ trợ hoạt động KH&CN còn mang tính chất riêng rẽ cho từng lĩnh vực (cơ quan R&D, doanh nghiệp,...) thiếu mối liên kết, phối hợp để bổ sung cho nhau cả trong việc tạo nguồn, cũng nh trong sử dụng. Cơ chế quản lý quỹ hoặc các khoản tiền mang tính chất quỹ còn mang nhiều

tính chất hành chính, cha chú ý tới yêu cầu về lựa chọn hỗ trợ dựa trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng, công khai.

- Còn thiếu cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc tổ chức hình thành các quỹ hỗ trợ hoạt động KH&CN của Nhà nớc ở các cấp (quốc gia, bộ, địa phơng). Hiện tại Luật Ngân sách Nhà nớc không cho phép các bộ dùng nguồn kinh phí có tính chất ngân sách để trích lập quỹ.

Nh vậy, ở nớc ta mới có mầm mống hình thành Quỹ hỗ trợ hoạt động KH&CN có nguồn vốn trích từ ngân sách Nhà nớc, trong thực tế chỉ tồn tại các khoản kinh phí trong mục lục ngân sách để chi cho một số nhiệm vụ KH&CN. Hơn nữa, quỹ này không phải của Nhà nớc (tổ chức phi Chính phủ) và đợc thành lập theo đúng tính chất của quỹ là Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC). Nhng đây là một tổ chức quy mô nhỏ với nguồn kinh phí không lớn, dựa chủ yếu vào tiền quyên góp, nên vai trò trong hỗ trợ sự nghiệp KH&CN mới chỉ mang tính động viên, tuyên truyền trong việc trao một số giải thởng KH&CN.

Để hỗ trợ hoạt động KH&CN, hiện nay, Nhà nớc ta đã thành lập Quỹ phát triển KH&CN quốc gia. Hiện nay Quỹ đã đi vào hoạt động.Với việc thành lập Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, chúng tôi khuyến nghị thành lập Quỹ phát triển KH&CN các trờng đại học. Quỹ này nằm trong hệ thống Quỹ phát triển KH&CN quốc gia. Và về cơ bản đợc tổ chức hoạt động theo những nguyên tắc của Quỹ phát triển KH&CN quốc gia.

Để khuyến khích đợc sự sáng tạo của các nhà khoa học, tập trung đ- ợc trí tuệ của những nhà khoa học có trình độ cao, chúng tôi cho rằng, việc giành một phần kinh phí nhất định cho những đề xuất mang tính cá nhân của nhà khoa học là rất cần thiết. Nhà nớc cần nghiên cứu có những quy định để thu hút đợc các nhà khoa học này, có thể họ là đơng nhiệm, nhng cũng có thể đã nghỉ hu, có thể thuộc các trờng công hoặc trờng t, nếu có

những đề tài nghiên cứu có ý nghĩa sẽ đợc sự hỗ trợ kinh phí nghiên cứu của nhà nớc.

Để làm đợc nh vậy, cần nghiên cứu hình thành Quỹ hỗ trợ hoạt động khoa học cấp Bộ, đặt trong hệ thống Quỹ phát triển khoa học quốc gia. Một phần nguồn tài chính cho Quỹ hoạt động là từ NSNN cho khoa học cấp Bộ, phần còn lại từ các nguồn khác từ xã hội, các tổ chức, các doanh nghiệp và từ nớc ngoài...

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI (Trang 35 - 37)