Kinh nghiệm Canađa

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI (Trang 68 - 70)

1. Kinh nghiệm của một số nớc về cơ chế tài chính cho khoa học và công nghệ trong các trờng đại học

1.2. Kinh nghiệm Canađa

Thứ nhất, Canada tăng đầu t tài chính cho NCPT thực hiện ở các trờng đại học. Chi phí NCPT trong khu vực đại học tiếp tục tăng với tốc độ cao hơn so với các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ. Năm 2003-2004, chi tiêu cho các hoạt động NCPT trong các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ chỉ chiếm 40% chi tiêu của chính phủ cho NCPT, so với 53% trong giữa thập niên 1990. Trong khi đó, tỷ lệ này của khu vực đại học tăng từ 23% giữa thập niên 1990 lên 37% trong năm 2003-2004.

Trong ngân sách 2001 và 2003, ngân sách hàng năm của các tổ chức tài trợ nghiên cứu cho trờng đại học đều tăng. Đặc biệt, năm 2001, ngân sách của

Hội đồng nghiên cứu khoa học tự nhiên và kỹ thuật và Hội đồng nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đều tăng 7%, kết quả là Hội đồng thứ nhất mỗi năm đợc bổ sung thêm 36,5 triệu đô la và Hội đồng thứ hai đợc thêm 9,5 triệu đô la. Ngân sách 2001, cũng tăng thêm 75 triệu đô la/năm cho ngân sách hàng năm của Viện nghiên cứu sức khoẻ Canada. Trong ngân sách 2003, chính phủ Canada cũng tăng sự hỗ trợ của họ cho 3 tổ chức tài trợ này tổng cộng 125 triệu đô la/năm. Hỗ trợ cho các hội đồng này đều tăng hàng năm từ 1998, nâng tổng ngân sách hàng năm của 3 tổ chức này lên khoảng 1,3 tỷ đô la trong 2002- 2003, chiếm 70% mức tăng từ 1997-1998.

Ngân sách 2003 cũng tạo ra Chơng trình Học bổng sau đại học Canada với ngân sách hàng năm lên tới 105 triệu đô la khi nó đợc triển khai đầy đủ vào năm 2006. Hiện tại Chơng trình này hỗ trợ 2000 sinh viên thạc sĩ và 2000 sinh viên tiến sĩ mỗi năm và số lợng học bổng đợc Chính phủ tài trợ này sẽ tăng 70%, lên tới khoảng 10.000 học bổng/năm. Khoản tài trợ này đợc phân bổ cho 3 tổ chức tài trợ nên tỷ lệ với sự phân bố của sinh viên: 60% cho Hội đồng nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, 30% cho Hội đồng nghiên cứu khoa học tự nhiên và kỹ thuật, và 10% cho Viện nghiên cứu sức khoẻ Canađa.

Ngân sách năm 2003 đã cung cấp một khoảng thờng xuyên 225 triệu đô la/năm bắt đầu từ 2003-2004 để hỗ trợ cho các chi phí gián tiếp liên quan đến nghiên cứu ở các trờng đại học và các bệnh viện nghiên cứu. Ngân sách 2003 còn cung cấp bổ sung 500 triệu đô la cho Quỹ đổi mới Canada. Đây là một tổ chức độc lập phi lợi nhuận đợc Chính phủ thành lập với mục đích tăng cờng năng lực của các trờng đại học, cao đẳng, các bệnh viện nghiên cứu và các tổ chức phi lợi nhuận khác trong thực hiện phát triển nghiên cứu và công nghệ thông qua đầu t vào hạ tầng nghiên cứu của các tổ chức này. Tính từ khi Quỹ này đợc thành lập năm 1997, Chính phủ liên bang đã đầu t vào đây tổng cộng 3,65 tỷ đô la. Năm 2002, Quỹ này thông báo đã đầu t hỗ trợ 779,2 triệu đô la

nghiên cứu phi lợi nhuận. Khoản đầu t 779,2 triệu đô la này là đòn bẩy để thu hút thêm 899,2 triệu đô la từ các tỉnh, doanh nghiệp và các cơ quan tình nguyện.

Thứ hai, các chính sách khắc phục sự thiếu hụt nhân lực KH&CN. Chiến lợc đổi mới của Canađa đặt mục tiêu tăng số lợng sinh viên thạc sỹ và tiến sỹ thi vào các trờng đại học của Canađa ở tỷ lệ trung bình là 5% năm đến 2010. Chơng trình học bổng cao học Canađa cho phép 4000 sinh viên mới đợc nhận hỗ trợ trực tiếp từ các hội đồng tài trợ nghiên cứu liên bang. Theo ngân sách 2003, Chơng trình này nhận đợc nguồn ngân sách thờng xuyên là 105 triệu đô la/năm khi thực hiện đầy đủ sau 4 năm.

Để đảm bảo rằng các chuyên gia y tế và quản lý hệ thống y tế đợc trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết để đánh giá và áp dụng những nghiên cứu về sức khoẻ, Chính phủ đã dành 25 triệu đô la trong 10 năm cho một chơng trình đào tạo do Quỹ nghiên cứu các dịch vụ y tế Canađa quản lý.

Nhằm đáp ứng yêu cẩu của các công ty, Ngân sách 2003 dành 6,6 triệu đô la trong 2 năm để triển khai hệ thống theo dõi nhanh đối với các nhân lực lành nghề đợc các công ty Canađa chào việc thờng xuyên. Ngân sách cũng dành 41,4 triệu đô la trong 2 năm hỗ trợ cho việc thu hút và tiếp nhận những ngời di c có chuyên môn vào thị trờng lao động của Canađa.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w