Kinh nghiệm của nớc Anh

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI (Trang 72 - 75)

1. Kinh nghiệm của một số nớc về cơ chế tài chính cho khoa học và công nghệ trong các trờng đại học

1.4.Kinh nghiệm của nớc Anh

Chính phủ đã dành nguồn lực đáng kể cho nghiên cứu và thông qua Hội đồng Tài trợ Đại học Tập rung các nguồn lực cho các khoa học có chất lợng tốt nhất. Sẽ tiếp tục tăng số ngời theo học đại học hớng tới mục tiêu 50%, chủ yếu thông qua nghiên cứu 2 năm chú trọng vào trình độ cơ bản. Với việc bổ sung thêm tài trợ, Chính phủ hy vọng những ngời trực tiếp đợc hởng, là sinh viên, cũng có thể đóng góp vào chi phí đào tạo.

Thứ nhất, tăng nguồn lực nhằm đẩy mạnh hợp tác doanh nghiệp - trờng đại học trong nghiên cứu tác động đến kinh tế địa phơng, khu vực và quốc gia, bao gồm cả vấn đề làm thế nào để các cơ quan phát triển khu vực và các Hội đồng kỹ năng của khu vực có thể hỗ trợ tốt nhất sự hợp tác này. Nghiên cứu đánh giá các bài học thu nhận đợc từ sự hợp tác doanh nghiệp - trờng đại học ở nhiều nớc và từ thực tiễn ở Anh. Phân tích làm thế nào để ngời sử dụng lao động của doanh nghiệp có thể trình bày tốt hơn về các yêu cầu kỹ năng của họ với khu vực trờng đại học. Tham vấn doanh nghiệp về quan điểm của doanh nghiệp về sự điều hành, quản lý và tổ chức lãnh đạo hiện hành của các tổ chức đào tạo đại học và hiệu quả của chúng trong hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao tri thức và cung cấp các kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế.

Để đẩy mạnh quan hệ công nghiệp/khoa học, Chính phủ đề ra một số kế hoạch hỗ trợ các tổ chức đại học xây dựng năng lực và khả năng tham gia kinh doanh và hợp tác với cộng đồng. Đợt tài trợ đầu tiên vào năm 1999 với tổng số vốn là 50 triệu Bảng. Đợt tài trợ thứ hai năm 2001 với 10 triệu Bảng. Chơng trình cấp vốn hạt giống hỗ trợ chuyển giao các kết quả nghiên cứu tốt vào doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp khoa học. Có 2 đợt tài trợ, đợt đầu tiên năm 1999/2000 tài trợ 28,9 triệu Bảng, đợt thứ hai năm 2001 là 15 triệu bảng. Mục tiêu của các chơng trình nhằm: Tăng cờng thơng mại hoá kết quả nghiên cứu và các ý tởng mới; Thúc đẩy quản lý doanh nghiệp khoa học; Kết hợp đào tạo doanh nghiệp vào chơng trình giảng dạy khoa học và kỹ thuật; Hỗ trợ các trung tâm tài năng để chuyển giao và khai thác tri thức khoa học và khả năng chuyên môn cao.

Quỹ đổi mới Đại học. Chính phủ đã phân bổ 77 triệu Bảng trong lần tài trợ đầu tiên giai đoạn 2001/2002 với mục tiêu để các tổ chức đào tạo đại học thay đổi văn hoá, xây dựng năng lực hợp tác với doanh nghiệp, quản lý sở hữu trí tuệ và tài sản, đảm bảo đội ngũ cán bộ và sinh viên có kỹ năng hợp tác với doanh nghiệp và cộng đồng.

Cả chơng trình đối với doanh nghiệp khoa học và đối với Trờng đại học đều nhận đợc tài trợ của Quỹ Đổi mới Đại học, với 186 triệu Bảng trong các tài khoá 2004/2005 và 2005/2006. Chính phủ phân bổ 171 triệu Bảng cho các hoạt động thơng mại hoá thông qua hai kênh. Kênh thứ nhất tài trợ cho thơng mại hoá nghiên cứu của trờng đại học đạt trình độ nghiên cứu quốc tế với 69 triệu Bảng. Kênh thứ hai phân bổ 102 triệu Bảng cho các trờng đại học nghiên cứu ít hơn, tập trung vào t vấn, phổ biến tri thức và lập quan hệ đối tác khu vực. Sáng kiến mới trị giá 16 triệu Bảng, Trao đổi Tri thức, của Quỹ đổi mới Đại học sẽ xây dựng trên cơ sở kênh thứ hai này.

Tháng 10 năm 2003, Quỹ đào tạo các nhà thực hành chuyển giao tri thức đã tài trợ 1 triệu Bảng cho các dự án đào tạo chuyển giao tri thức chuyên môn bao gồm đào tạo, tài liệu học tập và các hỗ trợ liên quan cho các nhà thực hành chuyển giao tri thức làm việc tại các tổ chức đào tạo đại học, các tổ chức nghiên cứu của khu vực Nhà nớc và công nghiệp có liên quan giữa doanh nghiệp - tổ chức đào tạo đại học.

Thứ hai, cải cách tổ chức và quản lý trờng đại học và tổ chức nghiên cứu Nhà nớc. Chính phủ cũng thiết lập Diễn đàn các Nhà tài trợ để tập hợp tất cả những ngời quan tâm đến sự bền vững lâu dài của cơ sở nghiên cứu trờng đại học (bao gồm tổ chức từ thiện, ngành công nghiệp, trờng đại học, Hội đồng tài trợ và Hội đồng nghiên cứu) để xem xét một cách có chiến lợc hoạt động của cơ sở khoa học.

Hội đồng Nghiên cứu cũng quan tâm nhiều hơn đến hợp tác để tạo thuận lợi cho sự hợp tác, cả về chiến lợc lẫn hoạt động. Năm 2002, Hội đồng đã thành lập Hội đồng nghiên cứu Anh (Research Council UK - RCUK). ở cấp cao nhất, Nhóm chiến lợc do Tổng giám đốc Hội đồng Nghiên cứu đứng đầu và bao gồm các giám đốc điều hành các Hội đồng lãnh đạo RCUK.

Anh cũng xem xét lại cơ chế Phơng pháp Đánh giá Nghiên cứu (RAE) để phân bổ tài trợ cho các tổ chức. Chính phủ tuyên bố cơ chế RAE tiếp theo hoạch định cho năm 2008 sẽ sử dụng các chuẩn (profile) chất lợng để đánh giá nghiên cứu của trờng đại học ở Anh toàn diện và công bằng hơn. Các chuẩn chất lợng xác định các tỷ lệ công việc khác nhau trong đề án đạt đợc các mức trong 4 mức quy định. Phơng pháp này sẽ thay thế đánh giá cung về nghiên cứu của mỗi bộ phận dựa trên cơ sở hệ thống phân hạng 7 điểm trong các quy trình đánh giá trớc đây. Dự kiến phơng pháp này sẽ tạo biện pháp mới cho các tổ chức tập hợp tất các nhà nghiên cứu trong đánh giá hơn là nhằm mục tiêu phân hạng cụ thể. Phơng pháp mới cũng sẽ đợc thiết lập để công nhận tài năng trong nghiên cứu ứng dụng, trong các chuyên ngành mới và trong các lĩnh vực thuộc ranh giới của ngành truyền thống.

Sách Trắng về Đại học năm 2003 cho rằng các tổ chức đại học cần tài trợ nhiều hơn để đạt khả năng cạnh tranh quốc tế về chất lợng giảng dạy và nghiên cứu. Chính phủ đề xuất cho phép các tổ chức đại học thu phí khả biến, từ 0- 3000 Bang/năm học, từ 2006/2007. Chính phủ cam kết tạo một số đảm bảo để tất cả ngời trẻ tuổi có khả năng có thể học đại học theo sự lựa chọn ngành học

của mình. Từ năm 2006, 30% sinh viên nghèo nhất sẽ đợc đảm bảo tối thiểu 3000 Bảng/năm.

Thứ ba, tăng cờng vai trò của trờng đại học trong đào tạo đại học và việc làm sau tiến sỹ. Anh đã xây dựng quỹ tài trợ cho nghiên cứu cao cấp, cũng nh đảm bảo tơng lai cho những ngời theo đuổi sự nghiệp KH&CN, bao gồm:- Tăng học bổng tiến sĩ của Hội đồng nghiên cứu tối thiểu và trung bình, mức trung bình sẽ là 13.000 Bảng từ năm 2005/2006, so với 8.000 Bảng trong năm 2000/2003; Tăng lơng trung bình sau tiến sỹ của Hội đồng nghiên cứu thêm 4000 Bảng từ 2005/2006; Tài trợ đào tạo kỹ năng cho các nhà nghiên cứu tiến sỹ và sau tiến sỹ.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI (Trang 72 - 75)