Kinh nghiệm Cộng hoà Liên bang Đức

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI (Trang 70 - 72)

1. Kinh nghiệm của một số nớc về cơ chế tài chính cho khoa học và công nghệ trong các trờng đại học

1.3.Kinh nghiệm Cộng hoà Liên bang Đức

Thứ nhất, tăng cờng đầu t cho nghiên cứu của các trờng đại học. Những năm gần đây, Chính phủ Liên bang đã tăng cờng chi tiêu cho các cơ sở đào tạo đại học nhiều hơn so với các bang và nh vậy đã góp phần cơ bản cải thiện điều kiện nghiên cứu ở quy mô rộng. Đặc biệt, chi tiêu của Liên bang cho xây dựng trờng đại học, tài trợ cơ bản cho Quỹ Nghiên cứu Đức DFG và tài trợ của BMBF cho các dự án thực hiện ở các cơ sở của trờng đại học đã gia tăng.

- Cấp tài trợ cho ngời trẻ nghiên cứu ở trờng đại học. Năm 2001, Chính phủ Liên bang quyết định cải cách hỗ trợ đào tạo của Liên bang và thông qua Luật cải cách hỗ trợ Đào tạo để tạo điều kiện cho ngời trẻ đợc đào tạo và nâng cao, không phụ thuộc vào khả năng tài chính của bố mẹ. Cải cách này thành công lớn: từ 2000 đến cuối 2002, số ngời nhận tài trợ trung bình hàng năm tăng từ trên 100.000 đến 467.000. Năm 2002, có 47% sinh viên nhận tài trợ toàn phần, tăng so với năm 1998 chỉ có 33,5%.

- Mở rộng quy mô nghiên cứu đại học quốc tế. Trong khuôn khổ Tiến trình Bologna, Chính phủ liên bang đóng góp vai trò và đảm nhận trách nhiệm. Cụ thể là, hỗ trợ và hợp tác giữa các bang và các cơ sở giáo dục đại học về áp dụng cấu trúc bằng Cử nhân/ Thạc sỹ 2/3 ở quy mô lớn, thiết lập hệ thống chuyển giao tín chỉ Châu Âu, Bổ sung bằng Diplom, đảm bảo chất lợng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng các chơng trình Tiến sỹ.

Thứ hai, thay đổi chính sách về di chuyển quốc tế và tính cơ động của nhân lực khoa học và kỹ năng cao.

Chính phủ Liên bang nỗ lực tăng cờng số lợng trao đổi sinh viên và các nhà khoa học. Hoạt động này có hai mục tiêu: khuyến khích sinh viên và sinh viên tốt nghiệp của Đức dành một thời gian học tập hoặc nghiên cứu ở nớc ngoài và để thu hút các sinh viên, sinh viên tốt nghiệp và các nhà khoa học trình độ cao từ nớc ngoài. Đồng thời, Chính phủ khuyến khích các nhà khoa học Đức ở nớc ngoài trở về Đức. Mục tiêu là tăng tỷ lệ sinh viên Đức có ít nhất một học kỳ kinh nghiệm học tập ở nớc ngoài hiện nay từ 14% lên 20% cho đến năm 2010 và tăng tỷ lệ sinh viên nớc ngoài ở Đức hiện nay từ 8,5% lên 10% trong vài năm tới. Nhiều biện pháp đã đợc thực thi nhằm tăng cờng lực lợng nghiên cứu trong nớc.

Thứ ba, gia tăng số lợng sinh viên tốt nghiệp đại học có bằng hoa học và kỹ thuật. Số lợng sinh viên tốt nghiệp khoa học và kỹ thuật ở Đức giai đoạn 1997- 2002 có xu hớng giảm. Nếu nh năm 1997, số sinh viên mới tốt nghiệp các ngành

KH &CN là 99.765 ngời thì đến năm 2001 và 2002 chỉ còn tơng ứng là 76.617 và 76.698 ngời. Các số liệu ở bảng dới còn cho thấy các sinh viên nữ ít theo đuổi sự nghiệp KH&CN (chỉ chiếm khoảng 20-25%).

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI (Trang 70 - 72)